Tiếp tục mở rộng kênh phân phối

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 68 - 70)

Do đời sống phát triển, khoảng cách giữa các vùng miền cũng ngày càng khác nhau nên nhu cầu mua sắm của người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì việc mở rộng các kênh phân phối là tất yếu.

Chúng ta có thể tiến hành mở rộng các kênh phân phối mới như: chuỗi siêu thị, trung tâm mua bán tập trung, bán hàng qua mạng…; thông qua nhiều hình thức: liên kết, nhượng quyền…

Đối với các thành phố: chúng ta nên mở rộng hình thức trung tâm mua bán tập trung, các siêu thị sang trọng, bán qua mạng… Do thu nhập cao nên dân thành thị có nhu cầu mua sắm các hàng hoá cao cấp là lớn bởi vậy cần có có trung tâm mua bán cao cấp. Tuy vậy do thời gian hạn chế nên việc mua sắm cần rất tiện lợi như “tất cả trong một” tại các trung tâm mua bán tập trung; mua hàng tại nhà thông qua hệ thống thương mại điện tử.

Đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa: do thu nhập người dân thấp, giao thông khó khăn nên tập trung mở rộng các chuỗi siêu thị nhỏ, cửa hàng chuyên dụng tận nơi sinh sống của người dân. Điều này tạo thế cân bằng hài hoà của thị trường tránh trường hợp quá tập trung ở các thành phố lớn.

3.3.1.4. Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng:

Do mỗi một ngành hàng có tính chất, trình độ sản xuất, xu hướng và phương thức thoả mãn tiêu dùng khác nhau nên cần đòi hỏi các mô hình tổ chức lưu thông khác nhau.

- Đối với mặt hàng công nghiệp tiêu dùng:

Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu...hình thành các trung tâm giao dịch, “chợ” công nghệ, “chợ” nguyên vật liệu... gắn với thị trường

thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu để ổn định đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng với chi phí thấp, hiệu quả cao.

Tăng cường phát triển hệ thống phân phối hiện đại như mô hình phân phối hàng theo “chuỗi” , trong đó lấy khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu... làm trọng tâm và phát triển ra các vùng nông thôn.

Phát triển thương mại điện tử, tổng kho bán buôn, mở rộng hình thức nhượng quyền thương hiệu để tạo ra quy mô kinh doanh đủ lớn có khả năng tác động tới định hướng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng.

- Đối với các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản:

Phát triển các chợ dân sinh, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh phát luồng bán buốn, sàn giao dịch hàng hoá ở những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh để cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà sản xuất. Xây dựng các tổng kho, trung tâm để bảo quản, phân loại, sơ chế, bao bì, vận chuyển... để tăng giá trị sản phẩm và cung ứng cho mạng lưới bán lẻ trên thị trường.

Tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các trang trại, hộ nông dân, cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ sản, cơ sở chế biến, bảo quản với các doanh nghiệp bán lẻ để đảm bảo được nguồn cung ứng cho doanh nghiệp và nguồn tiêu thụ cho cơ sở sản xuất.

Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ ở nông thôn làm cầu nối giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp bán lẻ và cơ sở chế biến, bảo quản, thực hiện cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho người nông dân. Khuyến khích việc hình thành các mối liên kết (hợp tác) trực tiếp giữa các hộ nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất tập trung, các hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các cơ sở chế biến.

Các mặt hàng có tính chất đặc thù về sản xuất và phân phối như xăng dầu, điện, nước... Do các mặt hàng này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sinh hoạt, sản xuất do vậy mô hình tổ chức phân phối các mặt hàng này cũng có những nét riêng biệt:

Kiểm soát sự phân phối các mặt hàng này cần sử dụng các công cụ tác động gián tiếp như: lãi suất, thuế, tín dụng, dự trữ quốc gia, quy chế về tổ chức...

Các doanh nghiệp đầu nguồn (sản xuất, nhập khẩu) phải kiểm soát và chịu trách nhiệm (hoặc liên đới chịu trách nhiệm) với toàn bộ hệ thống, từ chi phí, giá cả, nguồn gốc, số lượng, chất lượng .. hàng hoá đến phương thức và chất lượng phục vụ.

Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hoá cho mạng bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực tiếp, các đại lý) trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 68 - 70)