Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 79 - 80)

Hình thức phân phối hàng hoá ở Việt nam trước năm 1986 đa phần theo hình thức tem phiếu. Khi đó hầu hết các hàng hoá đều do nhà nước thu thập rồi phân phối theo kiểu phổ thông đầu phiếu. Vớ kiểu phân phối này người dân đều được nhận một số lượng hàng hoá như nhau. Ban đầu, hình thức này tỏ ra vô cùng hiệu quả đặc biệt trong trường hợp chiến tranh. Nhưng sau này, khi giành được độc lập cuộc sống của người dân bắt đầu thay đổi thị hình thức phân phối này không còn phù hợp nữa.

Sau năm 1986 cùng với sự thay đổi của đất nước thị thị trường bán lẻ VIệt Nam cũng có sự thay đổi. Hàng hoá đã bắt đầu được phân phối theo kiểu thị trường tức là theo nhu cầu, thu nhập của người dân. Hệ thống cửa hàng bán lẻ và các chợ phát triển nở rộ. Hàng hoá được tự do lưu thông trên thị trường. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều mặt hàng ngoại nhập. Cùng với sự nở rộ của thị trường hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ và tầng lớp thường gia được hình thành.

Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu làm quen với các kênh phân phối hiện đại từ năm 1993, khi một siêu thị nhỏ Minimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh. Siêu thị đầu tiên ở Hà Nội cũng là siêu thị Minimart ở tầng hai chợ Hôm được khai trương vào năm 1995. Do nền khinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng và đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 thị hệ thống siêu thị ở Việt Nam phát triển nở rộ. Trong thời gian này, nổi danh trong lĩnh vực bán lẻ như Saigonco.op với hệ thông siêu thị Co.opmart; công ty Đông Hưng với hệ thống siêu thị Citimart...

Đến năm 1999, thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đi đầu là tập đoàn Bourbon của Pháp với siêu thị đầu tiên BigC tại Đồng Nai. Tiếp sau đó hàng loạt các tên tuổi khác Metro Cash& Carry (Đức), Parkson( Malaixia)... thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam.

Đến năm 2007 là mốc quan trọng của thị trường bán lẻ Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giớ WTO và với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào năm 2009. Khi đó, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có sự góp mặt của các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài.

Sau 20 năm đổi mới, thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ tăng trung bình 10% năm đến năm 2006 đã đạt hơn 600000 tỷ đồng. Từ lúc năm 1993 mới có siêu thị đầu tiên thì đến năm 2006 Việt Nam đã có 250 siêu thị và 50 trung tâm thương mại( phần thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ trình bày rõ hơn).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 79 - 80)