Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2006-2010 có tốc độ tăng hàng năm 1,25%/năm. Như vậy dân số Việt Nam đạt khoảng 88,446.000 người, trong đó có 25.870.000 người sống ở thành phố. Dân số Việt Nam được dự đoán vẫn được coi là dân số trẻ. Với số người ở độ tuổi 20-55 tuổi vẫn đạt trên 70% dân số đến năm 2010. Như vậy lực lượng tham gia mua sắm trên thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2010 chiếm tới 70% dân số tức khoảng trên 60 triệu người.
Chi tiêu bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 dự kiến đạt 1.050-1.100 USD theo giá hiện hành. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người / tháng giai đoạn 2006-2010 sẽ tăng khoảng 11,25% /năm. Theo đó, năm 2010 chi tiêu bình quân đầu người / tháng ở khu vực thành thị đạt 1.054.000 đồng, ở nông
thôn là 657.800 đồng. Mức độ chi tiêu tăng cao hơn mức độ tăng trưởng kinh tế là tín hiệu khả quan cho các nhóm hàng cao cấp, thương hiệu tràn vào Việt Nam.
Thói quen tiêu dùng: Ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm bởi vậy thời gian thực hiện công việc nộ trợ của họ sẽ ít đi. Thói quen mua hàng siêu thị một lần cho nhu cầu cả tuần sẽ dần được hình thành. Đây cũng chính là cơ hội cho các siêu thị và trung tâm thương mại hình thành.
3.3. Quan điểm phát triển thị trường bán lẻ trong nước của Chính phủ:
Quan điểm phát triển thị trường bán lẻ trong nước của Chính phủ được thể hiện thông qua đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng 2020 (được quyết định số 27/2007 QĐ- TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt):
- Phát triển thương mại trong nước phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, đảm bảo quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
- Phát triển thương mại trong nước gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng.
- Phát triển thương mại trong nước trên cơ sở huy động tối da mọi nguồn lực của xã hội; chú trọng khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới kinh doanh.
- Phát triển thương mại hàng hoá gắn kết với đầu tư, sản xuất và thương mại dịch vụ theo lộ trình cam kết quốc tế; đồng thời chủ động đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp, thị trường và người tiêu dùng trong nước.
Theo quan điểm chung về phát triển thương mại thì thị trường bán lẻ Việt Nam cần:
- Thị trường cần phát triển phù hợp với các quy luật khách quan của cơ chế thị trường. Do đó, quyền tự chủ, tự do kinh doanh của các chủ thê kinh doanh cần được đề cao. Các quyết định quản lý của Nhà nước đối với thị trường bán lẻ cần phải là các quyết định có tác động gián tiếp. Tránh những quyết định, chính sách mang tính chất quan liêu, ra lệnh.
- Cần đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh công bằng giữa chủ thể bán lẻ. Các nhà bán lẻ trong nước, các nhà bán lẻ nước ngoài; nhà bán lẻ nhà nước, nhà bán lẻ vốn ngoài nhà nước... cần được đảm bảo quyền, nghĩa vụ công bằng không có sự thiên lệch.
- Thị trường bán lẻ cần phải phát triển toàn diện, có trọng điểm và chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới.
3.4. Mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ thời gian tới:
Phát triển thị trường bán lẻ góp phần thiết thực để thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển thương mại:
- Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thúc đẩy, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh các thể. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp tích tụ, sát nhập thành các tập đoàn có đủ sức cạnh tranh với các
tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Tạo ra sự phát triển đồng bộ hài hoà giữa thương mại hàng hoá và thương mại đầu tư. Tăng cường, mở rộng không ngừng hợp tác kinh doanh quốc tế. Xây dựng mối liên kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước để tạo sức mạnh tổng hợp. Trên cơ sở đó, phát huy được vị trí của thương mại trong nước trong phát triển sản xuất, định hướng thị trường, phục vụ được nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân... góp phần tăng trưởng nền kinh tế.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Các chỉ tiêu tăng trưởng:
Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo thành phần kinh tế đến năm 2010: khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 93%; khu vực kinh tế nước ngoài là 7%. Tỷ lệ này đến năm 2020 tương ứng là 80% và 20%.
Tốc độ tăng bình quân hàng năm (đã loại trừ yếu tố giá) của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 11% năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10% năm. Đến năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 800 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 2000 nghìn tỷ đồng.
Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng hiện đại...) đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng và năm 2010, đến năm 2020 đatj 40% khoảng 800 nghìn tỷ đồng.
Đóng góp của thương mại trong nước vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nền kinh tế đến 2010 đạt trên 200 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 14,5%) đến năm 2020 đạt 450 nghìn tỷ đồng (chiểm tỷ trọng khoảng 15%).
+ Hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại. Phát triển mạnh các loại hình bán lẻ hiện đại ( trung tâm thương mại, siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kho hàng, trung tâm hội chợ - triển lãm...) nhất là tại các thành phố lớn, khu công
hình bán lẻ truyền thống. Đặc biệt, xây dựng mới, tu sửa lại hệ thống chợ trên toàn quốc để phục vụ nhu cầu của người dân.
Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại có kiến thức, kỹ năng hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường trong nước và quốc tế.
Đa dạng hoá các loại hình, phương thức kinh doanh thương mại như: sàn giao dịch hàng hoá, sàn giao dịch có kỳ hạn, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, trung tâm đấu giá...
Phát triển xây dựng các doanh nghiệp, tập đoàn thương mại mạnh có đủ sức cạnh tranh và điều kiện hợp tác hiệu quả với các tập đoàn trên thế giới, có đủ khả năng chi phối thị trường trong nước để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế vĩ mô.
Minh bạch hoá các chính sách pháp luât; đảm bảo nền thương mại phát triển bền vững; nâng cao khả năng thích ứng của các doanh nghiệp; ổn định các chỉ số giá cả trên thị trường.
3.5. Đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới: thời gian tới:
3.5.1.Quy hoạch tổng thể thị trường:
3.5.1.1. Quy hoạch mạng lưới bán lẻ:
Trong điều kiện phát triển bùng nổ của thị trường bán lẻ hiện nay thì rất dễ xảy ra hiện tượng mất cân đối thị trường. Do mục tiêu lợi nhuận nên các doanh nghiệp bán lẻ sẽ chỉ tập trung đầu tư kinh doanh ở những địa điểm mật độ dân cư đông đúc, thu nhập của người dân tương đối cao. Từ đó, thị trường bán lẻ sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối. Mất cân đối ở chỗ tại những thành phố lớn có quá nhiều cơ sở, địa điểm kinh doanh bán lẻ trong khi tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì hầu như lại không có. Mất cân đối ở chỗ trong khi tại thành phố hệ thống các kênh phân phối
thì hiện đại trong khi tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì quá lạc hậu. Tình trạng này với những tác động mà nó gây ra sẽ vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển kinh tế. Thứ nhất, nó sẽ gây ra sự lãng phí về nguồn lực. Do quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại một địa điểm nên hiệu quả kinh doanh không cao. Thứ hai, nó rất dễ gây ra một môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh. Thứ ba, nó sẽ gây ra sự mất cân đối sự phát triển kinh tế và thu nhập của người dân tại các vùng miền khác nhau. Khoảng cách giàu nghèo giữa người dân thành phố và nông thôn sẽ tăng lên. Bởi lẽ, trong khi tại các thành phố người dân được tiếp cận với số lượng, chủng loại hàng hóa rất đa dạng thì người dân nông thôn do ít nhà cung cấp hoặc là số lượng hàng hoá, chủng loại không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân hoặc là bị ép giá.
Ngoài ra, trên thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn tồn tại những chợ cóc, chợ tạm không đảm bảo về cơ sở hạ tầng kinh doanh, gây mất trật tự an toàn giao thông, khó quản lý được nguồn gốc, chất lượng hàng hoá.
Chính vì nguy cơ đó Nhà nước cần có một quy hoạch tổng thể mạng lưới bán lẻ:
- Xoá bỏ các chợ cóc, chợ tạm và các chợ cơ sở hạ tầng xuống cấp để đảm bảo cảnh quan môi trường và dễ quản lý hàng hoá.
- Ưu tiên về đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp phát triển cơ sở phân phối tại vùng sâu, vùng xa.
- Xây mới các chợ, tiếp tục phát triển các cửa hàng bán lẻ nhỏ lẻ nếu chúng vẫn phát huy được tác dụng.
- Chỉ cho phép các doanh nghiệp mở các siêu thị, trung tâm mua sắm mở tại thành phố khi chúng đạt được một mức chuẩn nào đó.
- Tăng cường công tác quản lý hàng hoá ở tất cả các siêu thị, chợ, cửa hang để đảm bảo cho người dân dù mua sắm ở đâu cũng nhận được hàng hoá đảm bảo.
3.5.1.2. Tiếp tục mở rộng thị trường:
Theo cam kết đã trình bày ở trên thì năm 2009 các doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam. Tức là việc mở cửa là không thể tránh khỏi. Thực tế thì việc các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đem lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, người dân được tiếp cận với các hình thức phân phối hiện đại với giá cạnh tranh hơn. Thứ hai, trước sự hoạt động hiệu quả chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội nhìn lại mình và tự đổi mới.
Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia nếu chúng ta cho phép các doanh nghiệp nước ngoài lớn như Walmart mở chuỗi 10 siêu thị thì gần hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mất đi thị phần. Vậy việc mở cửa là bắt buộc nên muốn các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững thì chúng ta cần có những giải pháp mở cửa khôn khéo:
Thay vì cho 1- 2 doanh nghiệp nước ngoài mở chuỗi siêu thị một cách nhanh chóng thì ta nên cho phép các doanh nghiệp này mở rộng các địa điểm kinh doanh của mình một cách từ từ theo lộ trình quy hoạch của chính phủ . Điều này thứ nhất khiến cho các doanh nghiệp lớn không thể lũng đoạn thị trường thông qua quy mô chuỗi siêu thị của mình.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ bé của Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị tăng tính cạnh tranh thông qua địa điểm chiến lược sẵn có của mình.
Hay bên cạnh việc cho phép mở cửa thị trường chúng ta có thể quy định về quy mô, địa điểm… của các địa điểm kinh doanh mới. Quy định này có thể hạn chế phần nào sức cạnh tranh quá lớn của các doanh nghiệp mạnh nước ngoài. Đồng thời có thể cân bằng thị trường thông qua việc xuất hiện các siêu thị ở vùng sâu vùng xa. Thực tế đã chứng minh ở Trung Quốc. Các siêu thị ở vùng ngoại ô hoạt động rất hiệu quả vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa đem lại lợi ích cho người dân.
3.5.1.3. Tiếp tục mở rộng kênh phân phối:
Do đời sống phát triển, khoảng cách giữa các vùng miền cũng ngày càng khác nhau nên nhu cầu mua sắm của người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì việc mở rộng các kênh phân phối là tất yếu.
Chúng ta có thể tiến hành mở rộng các kênh phân phối mới như: chuỗi siêu thị, trung tâm mua bán tập trung, bán hàng qua mạng…; thông qua nhiều hình thức: liên kết, nhượng quyền…
Đối với các thành phố: chúng ta nên mở rộng hình thức trung tâm mua bán tập trung, các siêu thị sang trọng, bán qua mạng… Do thu nhập cao nên dân thành thị có nhu cầu mua sắm các hàng hoá cao cấp là lớn bởi vậy cần có có trung tâm mua bán cao cấp. Tuy vậy do thời gian hạn chế nên việc mua sắm cần rất tiện lợi như “tất cả trong một” tại các trung tâm mua bán tập trung; mua hàng tại nhà thông qua hệ thống thương mại điện tử.
Đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa: do thu nhập người dân thấp, giao thông khó khăn nên tập trung mở rộng các chuỗi siêu thị nhỏ, cửa hàng chuyên dụng tận nơi sinh sống của người dân. Điều này tạo thế cân bằng hài hoà của thị trường tránh trường hợp quá tập trung ở các thành phố lớn.
3.3.1.4. Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng:
Do mỗi một ngành hàng có tính chất, trình độ sản xuất, xu hướng và phương thức thoả mãn tiêu dùng khác nhau nên cần đòi hỏi các mô hình tổ chức lưu thông khác nhau.
- Đối với mặt hàng công nghiệp tiêu dùng:
Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu...hình thành các trung tâm giao dịch, “chợ” công nghệ, “chợ” nguyên vật liệu... gắn với thị trường
thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu để ổn định đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng với chi phí thấp, hiệu quả cao.
Tăng cường phát triển hệ thống phân phối hiện đại như mô hình phân phối hàng theo “chuỗi” , trong đó lấy khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu... làm trọng tâm và phát triển ra các vùng nông thôn.
Phát triển thương mại điện tử, tổng kho bán buôn, mở rộng hình thức nhượng quyền thương hiệu để tạo ra quy mô kinh doanh đủ lớn có khả năng tác động tới định hướng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng.
- Đối với các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản:
Phát triển các chợ dân sinh, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh phát luồng bán buốn, sàn giao dịch hàng hoá ở những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh để cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà sản xuất. Xây dựng các tổng kho, trung tâm để bảo quản, phân loại, sơ chế, bao bì, vận chuyển... để tăng giá trị sản phẩm và cung ứng cho mạng lưới bán lẻ trên thị trường.
Tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các trang trại, hộ nông dân, cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ sản, cơ sở chế biến, bảo quản với các doanh nghiệp bán lẻ để