Nguyên nhân của thành công

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 98 - 103)

Sự thành công của sự nghiệp đổi mới trong suốt 20 năm qua đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây đã là một động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ phát triển.

- Chính trị ổn định là một trong những yếu tố quan trọng đặt nền móng cho mọi hoạt động kinh tế, xã hội phát triển.Trong suốt 30 năm sau ngày giành được độc lập Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia thanh bình nhất thế giới. Không có đảo chính, không khủng bố, không bạo loạn, không có cuộc biểu tình đẫm máu. Người dân luôn được tự do đi lại sản xuất kinh doanh. Tất cả các nguồn lực để phát triển nền kinh tế đều được huy động. Đặc biệt trong thị trường bán lẻ nếu như trong giai đoạn nền kinh tế quan liêu bao cấp thì trong lĩnh vực phân phối chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước thì hiện nay do sự năng động, nhạy bén của mình thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã gần như chiếm lĩnh thị trường bán lẻ. Ngoài ra, sự yên bình và phát triển nhanh của nền kinh tế mà thị trường bán lẻ Việt

Nam đã tạo ra được sức hút lớn đối với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Đây là một nguồn lực rất quan trọng về vốn, kỹ thuật... đối với sự phát triển của thị trường bán lẻ.

- Hệ thống pháp luật đặc biệt là hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động bán lẻ không ngừng được hoàn thiện:

Chính phủ, Bộ Thương mại ( nay là Bộ Công thương) đã đưa ra nhiều chính sách, cơ sở cơ chế, sự uỷ nhiệm trách nhiệm rõ ràng đối cơ cơ quan chủ quản cấp thấp ( Sở thương mại, phòng thương mại cấp huyện) để các cơ quan này có thể tự chủ hơn trong việc quản lý buôn bán tại chính địa phương mình. Sự phân công, phân nhiệm này khiến cho các chủ trương, chính sách đúng đắn của Chính phủ được triển khai một cách chính xác khi thông qua nhiều cấp quản lý.

Luật Cạnh tranh đi vào hiệu lực tạo ra những công cụ pháp lý quan trọng tạo ra một môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng. Các quy định liên quan tới sự liên kết giữa người sản xuất, người bán lẻ và người tiêu dùng rất cụ thể vì từ mối liên kết này có thể phát sinh nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh.

Năm 2003, Chính phủ đã ra Nghị định 02/2003/NĐ- CP về phát triển và quản lý chợ. Thông qua Nghị định này rất nhiều chợ trên cả nước đã được xây mới, nâng cấp. Rất nhiều chợ đầu mối được hình thành để phát triển hoạt động bán buôn của các thương lái ( năm 2006 có gần 170 chợ đầu mối). Với cung cách quản lý mới thì văn minh thương mại mới cũng được tạo lập.

Năm 2004 nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của các siêu thị, trung tâm thương mại và những bất cập còn tồn tại thì Bộ trưởng bộ thương mại đã ra quyết định về ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.

Năm 2005, trước yêu cầu của hội nhập nền kinh tế và các nhà đầu tư thì Việt Nam đã thông qua luật Đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực

bán lẻ nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung có thể hoạt động một cách bình đẳng không phân biệt với các doanh nghiệp trong nước.

Cùng năm này, Luật Doanh nghiệp ra đời và chính thức có hiệu lực ngày 1/7/2006. Đây chính là nền tảng pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường bán lẻ có thể thành lập công ty mẹ- con; hay các tập đoàn kinh tế trong nước để tạo ra được sức mạnh cạnh tranh tổng lực hơn.

Nhận thức trước sự phát triển của thương mại điện tử và những rối ren bất cập trong việc quản lý hoạt động này, Luật giao dịch điện tử được quốc hội thông qua ngày 25/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/03/2006. Luật này đã thừa nhận giá trị pháp lý của các doanh nghiệp kinh doanh qua mạng, các chứng từ điện tử. Đồng thời luật cũng đưa ra các quy định về chữ ký điện tử, giao dịch tài chính. Điều này đã chứng tỏ Chính phủ đã thực sự coi trọng hình thức kinh doanh này.

Như vậy pháp luật Việt Nam nói chung và phát luật điều chỉnh hoạt động bán lẻ nói riêng không ngừng được đổi mới thay đổi theo yêu cầu của thị trường.

- Hơn 20 năm đổi mới là hơn 20 năm kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và vững chắc. Tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn đạt trên 6%. Lấy giai đoạn 2000 -2006 làm ví dụ:

Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội từ 2000-2006

Sinh viên thực hiện: Lưu Trường Giang 127

8.17 8.43 7.39 7.34 7.08 6.89 6.79 2 4 6 8 10 % Tốc độ tăng GDP

(nguồn: tổng cục thống kê)

Ta có thể dễ dàng nhận thấy chiều hướng tăng dần của đồ thị. Riêng năm 2006 có giảm đi chút ít. Với tỷ lệ tăng trưởng cao như vậy là tín hiệu chứng tỏ lượng hàng hoá sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân cũng tăng lên nhanh chóng. Mặt khác do yêu cầu của hội nhập như: cam kết giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do Asean Afta cam kết giảm thuế gia nhập WTO...thì một lượng lớn hàng hoá nước ngoài tràn vào Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng tiếp cận với nhiều hàng hoá nước ngoài với giá ngày càng cạnh tranh hơn.

- Các nhà sản xuất cũng bắt đầu chú ý tới thiết kế mẫu mã sản phẩm bao bì các chương trình quảng cáo để tiếp cận với người tiêu dùng. Theo đó kích cầu tăng chi tiêu của người tiêu dùng tăng tổng mức bán lẻ.

- Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng cùng với đó là sự lạc quan của người dân về một nền kinh tế tươi sáng đã thúc đẩy việc gia tăng tiêu dùng, tạo ra một lượng cầu lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì thu nhập bình quân của người dân Việt Nam cũng tăng theo. Nếu như năm 1995 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 206 nghìn đồng/người/ tháng thì đến năm 2002 con số này đã đạt 356 nghìn đồng/người/tháng và năm 2004 đạt 484 nghìn đồng/người/tháng tăng 36% so với năm 2002. Mặc dù tỷ lệ chi tiêu trong thu nhập bình quân giảm năm 2002 là 76% đến năm 2004 là 74% nhưng mức chi tiêu bình quân đầu người vẫn tăng năm 2002

là 269 nghìn đồng/người/ tháng và năm 2004 là 359 nghìn đồng/người/ tháng tăng 33% so với năm 2002.

- Nhận thức tâm lý của người tiêu dùng có nhiều thay đổi:

Trước kia, các hình thức phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm chưa được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Bởi, giá cả hàng hoá ở đây còn khá cao so với bên ngoài, chủng loại hàng hoá chưa phong phú và khác biệt so với các nơi mua sắm truyền thống. Khi mà có sự nở rộ của các siêu thị, trung tâm mua sắm thì sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ kéo theo giá cả hàng hoá ở đây đã giảm đi rõ rệt. Các siêu thị, trung tâm mua sắm này đưa ra được nhiều loại hình dịch vụ kèm theo rất hấp dẫn như khuyến mãi, giảm giá, quà tặng. Thêm vào đó, trong bối cảnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhức nhối, hàng hoá thực phẩm tại các siêu thị được quản lý, kiểm soát chặt chẽ cũng là yếu tố để thu hút khác hàng đặc biệt là người dân tại các thành phố lớn. Theo một thống kê thì tỷ lệ lựa chọn các kênh phân phối gồm: siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh, đại lý, tạp hoá, chợ và những nơi khác lần lượt là: 15%; 38,4%; 25%; 11%; 8,4% ; 2,1% . Như vậy, chợ đã không còn là lựa chọn số một khi đi mua sắm của người tiêu dùng.

Ngoài ra, khi thu nhập tăng lên thì giá cả hàng hoá cũng không còn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi tiến hành mua sắm. Thông tin từ báo Sài gòn tiếp thị cho biết tỷ lệ các yếu tố lựa chọn của người tiêu dùng khi mua sắm thì chất lượng và ấn tượng thương hiệu chiếm tới 43% còn giá cả chỉ chiếm 21%. Rất nhiều người tiêu dùng cho rằng mặc dù hàng tại các siêu thị có đắt hơn ở ngoài một chút nhưng chất lượng, xuất xứ đảm bảo nên họ vẫn lựa chọn.

Tâm lý của người tiêu dùng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của thị trường bán lẻ. Nhu cầu được mua sắm hàng hoá chất lượng, đẹp, xuất xứ rõ ràng tại những nơi sạch sẽ hiện đại đã thúc đẩy sự phát triển rất lớn mô hình mua sắm hiện đại.

- Một bộ phận giới trẻ hiện nay có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm. Họ dành phần lớn thu nhập của mình để mua sắm. Họ là tầng lớp 7X và đầu 8X làm ra tiền nhiều và tiêu cũng nhiều. Điều này xuất phát từ quan niệm sống của những người này. Họ cho rằng: “ Còn trẻ sống hãy hưởng thụ tích góp sau”.

Với chủ trương mở cửa nền kinh tế thị trường bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện các nhà cung ứng nước ngoài. Sự xuất hiện của các nhà bán lẻ nước ngoài làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam thêm phần sôi động và cạnh tranh. Nó xoá bỏ thế độc quyền của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Ngoài ra các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải đổi mới mình nếu không muốn thua cuộc. Chính điều này là động lực vô cùng quan trọng để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w