3) Tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh
3.2.4. Nghiên cứu bổ sung một số chỉ tiêu.
Từ thực tế phân tích báo cáo tài chính của Chi nhánh Mỹ Đình, các chỉ tiêu về cơ bản đã được xem xét đầy đủ. Tuy nhiên có một vài điều cần chú ý trong tính toán và phân tích nhằm nâng cao tính chặt chẽ trong quyết định cho vay vốn. Cụ thể:
– Trong khi phân tích các chỉ tiêu ở Bảng cân đối kế toán cần tính cả sự thay đổi của tỷ trọng các chỉ tiêu trong tổng quy mô chung của chúng để thấy rõ hơn xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ ở công ty Đức Thiện:
Đơn vị: Đồng CHỈ TIÊU ĐẦU KỲ (31/12/2006) CUỐI KỲ (31/12/2007) TỶ TRỌNG ĐẦU KỲ (%) TỶ TRỌNG CUỐI KỲ (%) CHÊNH LỆCH (%) Tổng Tài sản 8.580.376.238 2.572.868.190 100 100 0 A.Tài sản lưu động 8.004.035.057 1.998.051.881 93,3 77.7 -15.6 1. Vốn bằng tiền 4.151.773.958 891.191.794 51,9 44.6 -7.3 2. Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0
3. Các khoản phải thu 3.417.994.642 750.842.313 42,7 37,6 -5,1 4. Hàng tồn kho 373.937.252 294.837.436 4,7 14,8 10,1 4. Hàng tồn kho 373.937.252 294.837.436 4,7 14,8 10,1 5. Tài sản lưu động khác 60.329.205 61.180.338 0,8 3,1 2,3
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 576.341.181 574.816.309 6,7 22,3 15,6
1. Tài sản cố định 480.336.450 517.908.249 83,3 90,1 6,8 2. Tài sản dài hạn khác 96.004.731 56.908.060 16,7 9,9 -6,8 2. Tài sản dài hạn khác 96.004.731 56.908.060 16,7 9,9 -6,8 Tổng Nguồn vốn 8.580.376.236 2.572.868.188 100 100 0 A. Nợ phải trả 6.542.196.860 511.698.550 76,2 19,9 -56,4 1. Nợ ngắn hạn 6.542.196.860 511.698.550 100 100 0 - Vay ngắn hạn NHQĐ 0 0 0 0 0 - Vay ngắn hạn TCTD khác 1.927.130.000 490.000.000 29,5 95,8 66,3 - Các khoản phải trả cho người bán 883.225.860 21.698.550 13,5 4,2 -9.3 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 3.731.841.000 0 57 0 -57
2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0
3. Nợ khác 0 0 0 0 0
B. Nguồn Vốn chủ sở hữu 2.038.179.378 2.061.169.638 23,8 80,1 56,4
1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 1.800.000.000 1.800.000.000 88,3 87,3 -1 2. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 209.730.952 246.495.311 10,3 12,0 1,7 2. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 209.730.952 246.495.311 10,3 12,0 1,7 3. Lợi nhuận sau thuế chưa PP 28.448.426 14.674.327 1,4 0,7 -0,7
– Chúng ta có thể tính toán thêm chỉ tiêu vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển để nắm được tình trạng tài trợ vốn của doanh nghiệp khách hàng, có thể
tính toán thêm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn, hệ số nợ dài hạn… Ví dụ như ở công ty Thế Kỷ:
+ Xác định vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển.
Vốn lưu chuyển đầu năm = (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) – Tài sản dài hạn = (0+ 2.345.191.139) – 318.750.001
= 2.026.441.138 đồng >0
Vốn lưu chuyển cuối năm = (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) –Tài sản dài hạn = (0+ 4.443.251.450) – 341.219.453
= 4.102.031.997 đồng >0
Chứng tỏ cả đầu năm và cuối năm doanh nghiệp có một phần Nguồn vốn dài hạn đầu tư cho Tài sản ngắn hạn. Chứng tỏ tình hình tài trợ của doanh nghiệp thực hiện được yêu cầu của nguyên tắc cân bằng tài chính. Điều này mang lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn tài trợ ổn định, một dấu hiệu an toàn. Ta cần xác định thêm nhu cầu vốn lưu chuyển:
NCVLC = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn.
NCVLC đầu năm = 1.977.104.459 + 2.286.475.829 – 2.930.169.574 = 983.410.714 đồng.
NCVLC cuối năm = 2.945.000.000 + 2.672.942.000 - 2.610.116.960 = 3.007.825.040 đồng.
Có thể thấy cả đầu năm và cuối năm vốn lưu chuyển không đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu chuyển, mặc dù có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn nhưng lại không đảm bảo chắc chắn cho sự ổn định về mặt tài chính. Doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến vấn đề này.
+ Xác định tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn. Tỷ suất tự tài trợ tài sản
dài hạn ( Ts) =
Nguồn vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn
Ts đầu năm = 7,36 < Ts cuối năm = 13,02 và đều lớn hơn 1.
Chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng của doanh nghiệp, và khả năng này không ngừng tăng cao giữa cuối năm và đầu năm.
+ Khả năng thanh toán tức thì Hệ số khả năng thanh
toán tức thì (K3) =
Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ ngắn hạn K3 đầu năm = 0.46 < K3 cuối năm = 0.63 < 1
Nhìn chung hệ số khả năng thanh toán tức thì nên ở mức 0,5 là hợp lý, tuy nhiên để chính xác cần so sánh với mức trung bình của ngành kinh doanh của công ty. Hệ số khả năng thanh toán tức thì cuối năm tăng so với đầu năm, thể hiện khả năng thanh toán tức thì tăng, tính linh hoạt trong thanh toán của doanh nghiệp tăng. Tuy các hệ số này đều nhỏ hơn 1 nhưng trong nợ ngắn hạn không phải tất cả đều là nợ phải trả ngay, việc để quá nhiều tiền mặt cũng không tốt vì gây ứ đọng vốn, bởi vậy có thể nói các hệ số này là tương đối hợp lý.
– Hầu hết hiện nay các ngân hàng thường bỏ qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong khi báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại phản ánh rất rõ nét lượng tiền và tương đương tiền cuối kì mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do vậy Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng cung cấp thêm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) và thực hiện phân tích thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy rõ hơn tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn.
– Trong phương pháp xác định các tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp vay vốn, trên tử số Cán bộ quan hệ khách hàng đã lấy số liệu của cả một năm, nhưng ở mẫu số số liệu lại là ở một thời điểm, từ đó dẫn đến kết quả không chính xác, ở điểm này cần phải xác lập lại phương pháp tính toán, ở mẫu số nên lấy số liệu bình quân giữa số cuối năm và số đầu năm của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong công thức tính ROA, ROE của 2 năm 2006, 2007.