Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phục vụ phê duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Mỹ Đình.DOC (Trang 39 - 43)

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu =

Lợi nhuận * 100 Doanh thu

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này tính để biết được năng lực kinh doanh, cạnh tranh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao càng tốt.

Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay hay lợi nhuận sau thuế. Tương ứng với chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu được xác định trong công thức trên cũng có thể là doanh thu và thu nhập khác (doanh thu thuần + doanh thu hoạt động tài chính + thu nhập khác).

Ý nghĩa: Cho biết khả năng sinh lời tổng tài sản , nó phản ánh cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Tùy theo mục đích của nhà phân tích, lợi nhuận trước thuế có thể chỉ là phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, cũng có thể là tổng lợi nhuận trước thuế mà tài sản tạo ra trong một kỳ kinh doanh ( bao gồm cả phần lợi nhuận tạo ra cho người cho

Tỷ suất lợi nhuận trên tài

sản =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay * 100 Tài sản bình quân của doanh nghiệp

vay) hay còn gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này còn có thể xác định theo công thức:

Hay:

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

x Hệ số vòng quay của tài sản

Công thức này được dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.

Ý nghĩa: Chỉ số này được tính để biết được lợi nhuận thực tế đạt được trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đánh giá khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp (một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế) chỉ số này càng cao càng tốt, ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kì (cần chú ý trong trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì chỉ số này có thể cao nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro).

Để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có thể sử dụng công thức sau đây:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn

chủ sở hữu

=

Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ x Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Hay: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế =

Lợi nhuận sau

thuế x x 1

Tỷ suất lợi nhuận

trên tài sản =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

x

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn

chủ sở hữu =

Tổng lợi nhuận sau thuế * 100 Vốn chủ sở hữu bình quân

trên vốn chủ sở hữu Hệ số quay vòng của tài sản Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 – Hệ số nợ Trong đó:

– Các chỉ tiêu về DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ, vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản bình quân được xác định như đã nêu ở các phần trên.

– Lợi nhuận sau thuế được lấy từ chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập (MS 60), lợi nhuận trước thuế và lãi vay được xác định bằng chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (MS 50) cộng (+) chỉ tiêu chi phí lãi vay (MS 23) trên BCKQHĐKD.

1.2.4.3. Phân tích dựa vào thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lưu lượng tiền vào, ra của DN trong một chu kỳ kinh doanh. Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ xác định được lượng tiền do các hoạt động kinh doanh mang lại trong kỳ và dự đoán các dòng tiền trong tương lai, đánh giá khả năng thanh toán nợ vay và khả năng trả lãi cổ phần bằng tiền, chỉ ra mối liên hệ giữa lãi lỗ ròng và việc thay đổi dòng tiền của doanh nghiệp.

Sự vận động của dòng tiền thể hiện qua ba hoạt động:

– Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, dòng tiền này >= 0 do: doanh thu tăng, bán chịu ít, tốc độ tăng doanh thu bằng tiền lớn hơn tốc độ tăng sản phẩm được sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trước. Đây là dấu hiệu sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển. Dòng tiền < 0 do nguyên nhân ngược lại.

– Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: dòng tiền này > 0 do thu lãi đầu tư, thu tiền thanh lý nhượng bán TSCĐ, thu hồi đầu tư không có hiệu quả, thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia tăng. Dòng tiền này <0 do doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải xem xét nguồn vốn để đầu tư, nếu không phải là vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn, như vậy sẽ tiềm ẩn rủi ro tín dụng.

– Dòng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền này liên quan đến vốn chủ sở hữu, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu. Dòng tiền này =< 0 do trả lãi, chủ sở hữu rút vốn. Trường hợp > 0 là do tăng vay vốn hoặc góp thêm vốn.

Ngoài ra, sự phân tích các thông tin tài chính trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần kết hợp với các thông tin bổ sung trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phục vụ phê duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Mỹ Đình.DOC (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w