– Vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền trung bình:
Nếu so sánh kì này với kì trước hệ số vòng quay các khoản phải thu giảm hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp chậm hơn từ đó làm tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt vốn trong doanh nghiệp làm cho nhu cầu vốn lưu chuyển tăng lên, tuy nhiên cũng cần xem xét kết hợp với chính sách bán hàng của doanh nghiệp để có đánh giá đúng đắn hơn.
– Vòng quay hàng tồn kho và thời hạn quay vòng hàng tồn kho bình quân:
Nếu so sánh kỳ này với kỳ trước hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm thì thời gian của một vòng quay sẽ tăng lên chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, khả năng sinh lời giảm sút, do vậy rủi ro về tài chính tăng lên. Mặt khác thời gian hàng tồn kho bình quân tăng lên sẽ làm tăng chi phí bảo quản, tăng chi phí tài chính nếu như hàng tồn kho được tài trợ bằng vốn vay, từ đó làm giảm khả năng sinh lời, tăng tổn thất tài chính cho doanh nghiệp. Vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng trong điều kiện qui mô sản xuất không đổi, cần đi sâu tìm hiểu lí do cụ thể để có biện pháp tác động.
– Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: được thể hiện qua 2 chỉ tiêu sau:
Vòng quay các khoản phải thu = DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
Kỳ thu tiền trung bình =
(Các khoản phải thu bình quân) x (số ngày trong kỳ)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho bình quân
Thời hạn quay vòng hàng tồn kho bình quân =
( Trị giá hàng tồn kho bình quân)x ( Số ngày trong kì)
Số vòng luân chuyển vốn lưu động (V) =
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Số dư vốn lưu động bình quân
Số dư vốn lưu động tại một thời điểm được xác định bằng Tài sản ngắn hạn trên BCĐKT trừ (-) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trên BCĐKT.
Số ngày luân chuyển vốn lưu động ( N) =
Số ngày trong kỳ
Số vòng luân chuyển vốn lưu động
Hai hệ số này cần được áp dụng với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành. Hai hệ số này được tính để biết được số lần tất cả số vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán thương mại. Số vòng luân chuyển vốn lưu động thấp (số ngày luân chuyển vốn lưu động lớn), tốc độ độ luân chuyển vốn lưu động chậm thì vốn đầu tư không được sử dụng có hiệu quả, và có khả năng khách hàng dự trữ hàng hóa quá nhiều hay tài sản không được sử dụng hoặc đang vay mượn quá mức. Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng lớn càng tốt.
– Ngoài ra cũng có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:
Ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định nói lên cứ một đồng TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thì tạo ra bao nhiêu đồng DTT so với kì trước, hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định giảm.
Ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản nói lên cứ một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kì thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. So với kì trước, hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản giảm.
– Trong đó:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ lấy từ chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mã số 10 trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD).
Các khoản phải thu = Chỉ tiêu các khoản phải + Chỉ tiêu các khoản phải Hiệu suất sử dụng tài sản
cố định =
DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá trị còn lại của tài sản cố định BQ
Hiệu suất sử dụng tổng tài
sản =
Tổng DT và TN khác của DN trong kỳ Tổng tài sản bình quân
ngắn hạn bình quân thu ngắn hạn số đầu năm (MS 130) trên BCĐKT thu ngắn hạn số cuối năm (MS 130) trên BCĐKT 2
Giá vốn hàng bán lấy từ chỉ tiêu giá vốn hàng bán mã số 11 trên BCKQHĐKD. Trị giá hàng tồn kho
bình quân =
Chỉ tiêu hàng tồn kho số đầu năm (MS 140) trên
BCĐKT
+
Chỉ tiêu hàng tồn kho số cuối năm (MS 140) trên
BCĐKT 2 Số dư vốn lưu động bình quân = Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn (MS 100) số đầu năm trừ( – )chỉ tiêu đầu tư tài
chính ngắn hạn (MS 120) số đầu năm trên
BCĐKT
+
Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn (MS 100) số cuối năm trừ( – )chỉ tiêu đầu
tư tài chính ngắn hạn (MS 120) số cuối năm
trên BCĐKT 2
Tổng doanh thu và thu nhập khác = chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (MS 01) + chỉ tiêu thu nhập khác(MS 31) trên BCKQHĐKD.
Giá trị còn lại của TSCĐ bình
quân
=
Chỉ tiêu nguyên giá (MS 211) số cuối năm trừ (-) chỉ tiêu giá trị hao
mòn lũy kế số cuối năm (MS212) trên BCĐKT
+
Chỉ tiêu nguyên giá (MS211) số đầu năm trừ (-) chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế số đầu
năm (MS212) trên BCĐKT 2 Tổng tài sản bình quân = Chỉ tiêu tổng cộng tài sản số đầu năm (mã số 250) trên BCĐKT + Chỉ tiêu tổng cộng tài sản số cuối năm (mã số 250) trên BCĐKT 2