Thông thường các ngân hàng thường sử dụng một số hệ số sau để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Hệ số này là một hệ số thường được sử dụng nhiều nhất. Nó kiểm tra khả năng doanh nghiệp có thể đảm bảo mức độ thanh toán các hợp đồng ngắn hạn được không, với giả thiết rằng nếu các khoản nợ đó có thể đến hạn phải thanh toán thì tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Nhìn chung, khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản nợ. Việc doanh nghiệp không có khả năng thanh toán sẽ đặt tương lai của doanh nghiệp vào tình trạng nguy hiểm. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải luôn có tài sản để có thể thanh toán cho các khoản nợ lưu động và đây là mối quan tâm hàng đầu trong kinh doanh của các NHTM.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (K2) =
Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Cho biết khả năng huy động nhanh các nguồn tiền và chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn( bao gồm các khoản dài hạn đến hạn trả). Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh. Qua thực tiễn cho thấy nếu doanh nghiệp có tỷ lệ K2 >= 0.5 thì đều có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn. Đây là cách kiểm tra nghiêm ngặt hơn về khả năng thanh toán vì nó cho rằng hàng trong kho thuộc loại tài sản lưu động luân chuyển chậm.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (K1) =
Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Nhiều trường hợp tuy doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán hiện hành và hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán do các khoản phải thu chưa thu đòi được... Bởi vậy muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét phải sử dụng chỉ tiêu:
Hệ số khả năng thanh toán tức thì =
Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Nhiều chủ nợ cho rằng nhìn chung hệ số khả năng thanh toán tức nên ở mức 0,5 là hợp lý. Tuy nhiên, trong thực tế các hệ số khả năng thanh toán được chấp nhận là cao hay thấp còn tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất kinh doanh, mặt hàng kinh doanh của mỗi ngành kinh doanh, cơ cấu, chất lượng của tài sản ngắn hạn trong mỗi loại hình doanh nghiệp. Do vậy, cách xem xét tốt nhất là so sánh các hệ số khả năng thanh toán trung bình của ngành để có thể đưa ra nhận xét đúng đắn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Trong đó: Tài sản lưu động được xác định bằng chỉ tiêu tài sản ngắn hạn (mã số 100) trừ (-) chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn (mã số 120), tiền và các khoản tương đương tiền lấy từ chỉ tiêu cùng tên với mã số 110, đầu tư tài chính ngắn hạn lấy từ chỉ tiêu cùng tên với mã số 120, các khoản phải thu ngắn hạn lấy từ chỉ tiêu cùng tên với mã số 130 và nợ ngắn hạn lấy từ chỉ tiêu nợ ngắn hạn (mã số 310) trên Bảng cân đối kế toán.
1.2.4.2. Phân tích dựa vào thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. doanh.