Đây là khâu thẩm định rất quan trọng và không thể thiếu trong quy trình thẩm định cho vay của Cán bộ Quan hệ khách hàng, đây cũng là khâu chiếm nhiều thời gian của Cán bộ Quan hệ khách hàng nhất trong quy trình tiến hành phê duyệt khoản vay này. Phân tích tình hình tài chính của công ty chủ yếu dựa trên các thông tin trên báo cáo tài chính mà công ty Thế Kỷ cung cấp. Khi phân tích thông tin trên báo cáo tài chính cần phải kết hợp với các thông tin khác mà công ty cung cấp và bản thân cán bộ Quan hệ khách hàng thu thập được, để không những thấy được thực trạng mà còn cả nguyên nhân. Vì đây là doanh nghiệp nhỏ nên Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Báo cáo Công ty cung cấp là báo cáo được cơ quan thuế chấp nhận nên độ tin cậy khá cao, ở mức có thể chấp nhận được.
a) Dựa vào thông tin trên Bảng cân đố i kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính:
Báo cáo nhanh tình hình tài chính đến ngày 31/12/2007
Đơn vị: Đồng CHỈ TIÊU ĐẦU KỲ (31/12/2006) CUỐI KỲ (31/12/2007) TỐC ĐỘ TĂNG TỶ TRỌNG CUỐI KỲ Tổng Tài sản 6.525.360.713 8.553.368.410 31% 100% A.Tài sản lưu động 6.206.610.712 8.212.148.957 32% 96% 1. Vốn bằng tiền 1.943.030.424 2.594.206.957 34% 30% 2. Đầu tư ngắn hạn 0 0 0% 0%
3. Các khoản phải thu 2.286.475.829 2.672.942.000 17% 31% 4. Hàng tồn kho 1.977.104.459 2.945.000.000 49% 34%
5. Tài sản lưu động khác 0 0 0% 0%
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 318.750.001 341.219.453 7% 4%
1. Tài sản cố định 318.750.001 341.219.453 7% 4%
Tổng Nguồn vốn 6.525.360.713 8.553.368.410 31% 100%
A. Nợ phải trả 4.180.169.574 4.110.116.960 -1,7% 48% 1. Nợ ngắn hạn 4.180.169.574 4.110.116.960 -1.7% 48% - Vay ngắn hạn TCTD khác 900.000.000 1.500.000.000 67% 18% - Các khoản phải trả cho người bán 2.812.269.574 2.175.475.000 -23% 25%
- Người mua trả tiền trước 350.000.000 -100% 0%
- Các khoản phải trả, phải nộp khác 117.900.000 434.641.960 269% 5%
2. Nợ dài hạn 0 0 0% 0%
3. Nợ khác 0 0 0% 0%
1. Nguồn vốn- quỹ 2.345.191.139 4.443.251.450 89% 52% Tỷ trọng cuối kỳ ở đây là so sánh các chỉ tiêu trong tổng tài sản (vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn…) với tổng tài sản, các chỉ tiêu trong tổng nguồn vốn (vay ngắn hạn, phải trả người bán…) với tổng nguồn vốn.
- Về cơ cấu tài sản: Đến 31/12/2007 tổng tài sản của Công ty đạt 8.553 triệu đồng tăng 31% so với thời điểm cuối năm 2006 trong đó tài sản lưu động chiếm 96%, cụ thể như sau:
+ Tiền mặt: Tiền mặt tại thời điểm 31/12/2007 là 2.594 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản (30%), đây là lượng tiền hàng do khách hàng thanh toán ổn định vào cuối tháng. Tiền mặt đảm bảo cho Công ty chi trả các khoản phí phát sinh trong tháng: chi phí trả nhân công, tiền chuyên chở và các chi phí phát sinh khác… và chuẩn bị cho đợt nhập hàng sắp tới.
+ Các khoản phải thu năm 2007 là 2.673 triệu đồng chiếm 31% tổng tài sản và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2006. Với đặc thù kinh doanh mặt hàng máy tính các loại, tỷ lệ các khoản phải thu như vậy là hợp lý. Với chiến lược kinh doanh của Công ty chủ yếu là cung cấp, lắp đặt và bảo dưỡng hệ thống máy tính cho các công ty nên tiền hàng được thanh toán theo phương thức trả chậm, đây đều là những bạn hàng tin cậy từ nhiều năm và rất có tiềm lực (các công ty chứng khoán, các ngân hàng,…) nên khả năng thu hồi là đảm bảo.
+ Hàng tồn kho: Để đảm bảo cung cấp lượng hàng thường xuyên và kịp thời cho khách hàng, công ty, đồng thời để tận dụng chính sách giảm giá đối với trường hợp mua sản lượng lớn, thanh toán tiền nhanh của nhà cung cấp, Công ty thường chủ yếu nhập hàng về kho rồi sau đó mới bán dần cho các công ty khác, vì vậy tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao. Cuối năm 2007 là 2.945 triệu đồng chiếm 34% trong tổng tài sản tăng 49% so với năm 2006. Hàng tồn kho chủ yếu của Công ty là máy tính và thiết bị máy tính các loại, bảo quản trong kho hàng gần trụ sở hoạt động của công ty. Đây là mặt hàng có luân chuyển thường xuyên, có khả năng chuyển đổi cao.
+ Tài sản cố định: Do hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tài sản. Năm 2007 là 341 triệu đồng, chiếm 4%, chủ yếu là giá trị còn lại của một số phương tiện vận tải nhằm đảm bảo việc vận chuyển hàng hoá phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Về nguồn vốn :
+ Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn năm 2007 của doanh nghiệp là 4.110triệu đồng (chiếm 48% tổng nguồn vốn, giảm 1,7%với năm 2006), tập trung chủ yếu ở khoản vay ngắn hạn tại các Tổ chức tín dụng và khoản phải trả cho người bán. Trong đó, vay ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng là khoản vay 1.500 triệu đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp bổ sung vốn lưu động, khoản vay đang ở tình trạng tốt; Phải trả người bán chiếm tỷ trọng tương đối cao, tính đến thời điểm cuối năm 2007 là 2.175 triệu đồng, chiếm 25% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là các đối tác cung cấp sử dụng hình thức trả chậm. Do công ty chủ yếu nhập hàng trên cơ sở đã ký kết hợp đồng đầu ra nên chất lượng các khoản phải trả này làm đảm bảo, điều này không chỉ cho thấy khả năng chiếm dụng vốn đã từng bước được nâng cao mà còn khẳng định uy tín của của doanh nghiệp cũng đã được khẳng định trong quan hệ đối tác, bạn hàng.
+ Nợ dài hạn: Do tính chất hoạt động thương mại cũng như quy mô của một Công ty nhỏ nên trong cơ cấu nợ phải trả, doanh nghiệp chưa phát sinh nợ dài hạn, 100% TSCĐ của doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Để đáp ứng cơ hội tăng trưởng nhờ quy mô hoạt động, công ty đã có sự tăng trưởng về vốn chủ sở hữu, tính đến thời điểm cuối năm 2007, vốn chủ sở hữu là 4.443 triệu đồng chiếm 52% tổng nguồn vốn, tăng 89% so với thời điểm cuối năm 2006. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao thể hiện doanh nghiệp có khả năng tự chủ về nguồn vốn phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Mặt khác, quá trình tăng vốn chủ sở hữu đều do lợi nhuận để lại, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt và hướng phát triển của doanh nghiệp mang tính ổn định, lâu dài. Theo thông tin từ phía khách hàng cung cấp, hiện đơn vị đang gần hoàn thành việc tăng vốn điều lệ.
Kết luận: Tình hình tài chính của doanh lành mạnh, cơ cấu giữa nguồn vốn và tài sản tương đối hợp lý, 100% tài sản cố định và đầu tư dài hạn được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có công nợ phải thu, phải trả tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu đảm bảo cho doanh nghiệp tự chủ về tài chính để ổn định và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, doanh nghiệp nên duy trì một tỷ lệ tiền mặt hợp lý để vừa tăng được lợi nhuận, doanh thu vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động.
- Về khả năng độc lập tài chính và khả năng thanh toán.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Tỷ lệ TSLĐ/TTS 95% 96%
Khả năng ĐLTC (VCSH/TTS) 38% 52%
KNTT hiện thời 1,62 2,00
KNTT nhanh 1,10 1,28
Trong đó, chỉ tiêu về khả năng thanh toán được xác định như sau:
• Tỷ suất VCSH/TTS của Doanh nghiệp cuối năm 2007 chiếm 52% tăng so với năm 2006, điều này cho thấy Công ty có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh.
• Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty tương đối đảm bảo, tại thời điểm cuối năm 2007 khả năng thanh toán hiện thời là 2; khả năng thanh toán nhanh là 1,28. Sở dĩ như vậy là do doanh nghiệp duy trì một lượng tiền mặt tương đối lớn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ đáo hạn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại doanh nghiệp chỉ nên duy trì một lượng tiền mặt vừa phải để đầu tư vào lượng hàng hoá tồn kho tăng thêm và các chi phí doanh nghiệp đã trả trước cho nhà cung cấp để có được các hợp đồng đầu vào, đó là yếu tố làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy cần có chính sách hợp lý nhằm đầu tư tiền có hiệu quả hơn.
Qua các hệ số trên cho thấy, tình hình tài chính của công ty lành mạnh, tính tự chủ cao.
b) Dựa vào thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Tính đến thời điểm 31/12/2007, Công ty đã đạt được kết quả kinh doanh như sau: Đơn vị: đồng Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời (K1) =
Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (K2) =
Vốn bằng tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu
Qua xem xét các chỉ tiêu cho thấy: Doanh thu năm 2007 là hơn 54 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.528 triệu đồng. Doanh thu và lợi nhuận ở mức cao và có tỷ lệ tăng trưởng tốt so với năm trước phản ánh hoạt động cũng như tiềm năng của Công ty trong thời gian tới. Kế hoạch của Công ty năm 2008 là tiếp tục mở rộng hoạt động của kinh doanh qua đó góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng.
→ Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua các hệ số: + Khả năng hoạt động:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Tốc độ luân chuyển nợ phải thu (vòng/năm)
9,59 21,96
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (vòng/năm)
10,65 20,86
Tốc dộ luân chuyển vốn lưu động (vòng/năm)
3,46 7,55
Các chỉ tiêu trên được tính toán theo công thức sau:
Trong đó: các khoản phải thu của công ty vào thời điểm 31/12/2005 là 2.120.478.216 đồng (để xác định các khoản phải thu bình quân năm 2006).
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ Tốc độ
tăng Doanh thu thuần 21.125.560,300 54.457.675.154 100% 158% Giá vốn hàng bán 19.760.000.325 51.325.875.204 94% 160%
Lãi gộp 1.365.559.975 3.131.799.950 6% 129%
Tổng chi phí BH& QL 671.124.720 857.509.000 2% 28% Lợi tức từ HĐKD 694.435.255 2.274.290.950 4% 228% Lợi tức từ HĐTC -76.950.000 -152.140.000 0% -298% Tổng lợi tức trước thuế 618.321.027 2.123.499.520 4% 243% Lợi tức sau thuế 445.191.139 1.528.919.654 3% 243%
Tốc độ luân chuyển nợ phải thu =
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong đó: hàng tồn kho của công ty vào thời điểm 31/12/2005 là 1.734.100.583 (để xác định trị giá hàng tồn kho bình quân năm 2006).
Số vòng luân chuyển vốn lưu động (V) =
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Số dư vốn lưu động bình quân
Trong đó: vốn lưu động của công ty vào thời điểm 31/12/2005 là 5.998.265.100 (để xác định số dư vốn lưu động bình quân năm 2006).
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động năm 2007 tương đối cao và tăng mạnh so với năm 2006, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng được nâng cao, hàng tồn kho và khoản phải thu quay vòng nhanh để mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, điều này hoàn toàn phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
Tốc độ luân chuyển hàng tồn
kho =
Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho bình quân
+ Khả năng sinh lời:
Trong năm 2006, tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) là 9%; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu là 19%, tỷ lệ này tương đối thấp. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ lệ này đã tăng mạnh và tương ứng là ROA ~ 25%; ROE ~ 34,41%, chứng tỏ khả năng sinh lời của đơn vị đã tăng. Nhưng tỷ lệ LNTT/Tổng doanh thu của đơn vị lại ở mức thấp, tốc độ tăng còn quá thấp so với tốc độ tăng doanh thu, nguyên nhân do công ty thực hiện chiết khấu, giảm giá bán hàng nhằm tăng trưởng doanh thu, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Điều này là đúng với xu thế phát triển của nền kinh tế, trong năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh và ở mức cao so với năm 2006. Vì vậy, căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế thì chỉ tiêu này có thể chấp nhận được.
Kết luận: Với đặc thù doanh nghiệp quy mô nhỏ hoạt động trong lĩnh thương mại tình hình tài chính của công ty là khá đảm bảo, khả năng tự chủ tài chính cao, tỷ suất sinh lời chấp nhận được, vì vậy công ty hoàn toàn đủ điều kiện thanh toán lãi và gốc vay cho Ngân hàng.
Có thể thấy, phương pháp phân tích thông tin trên báo cáo tài chính, công thức xác định các hệ số của Cán bộ Quan hệ khách hàng tại Chi nhánh là tương tự như các phương pháp và công thức xác định chung đã nêu ở chương 1 và tương đối đầy đủ. Thông qua việc tính toán phân tích này, tình hình tài chính của đơn vị đã được làm sáng tỏ, khả năng trả nợ nếu được vay vốn của công ty là có khả năng. Quyết định cho doanh nghiệp vay khoản vay đến đây là hoàn toàn có thể đưa ra.