Hiện trạng chất lƣợng nƣớc hồ Hà Nội 1 Quận Ba Đình

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ hà nội giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 43 - 55)

VII Quận Thanh Xuân

3.2.Hiện trạng chất lƣợng nƣớc hồ Hà Nội 1 Quận Ba Đình

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.Hiện trạng chất lƣợng nƣớc hồ Hà Nội 1 Quận Ba Đình

3.2.1. Quận Ba Đình

Hồ Giảng Võ

Hồ nằm giữa phố Ngọc Khánh và Trần Huy Liệu. Hồ đóng vai trị quan trọng trong việc điều hòa nước mưa, giải quyết úng ngập cho khu vực Ngọc Khánh,

Núi Trúc, Giảng Võ, Nguyễn Công Hoan và một phần phố Kim Mã.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2010 nước hồ Giảng Võ cho thấy:

- Nước hồ bị ô nhiễm TSS, Amonium (NH4+), BOD, COD, Dầu mỡ, Coliform tổng số

- BOD trong nước hồ từ 2006 – 2010 không được cải thiện.

Cụ thể: về mùa khô 3 năm đầu giá trị BOD gần và trong giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B ≤ 25 mg/l): 21 – 26 mg/l, tuy nhiên đến 2 năm tiếp theo

2009 và 2010 tăng ở mức 27 - 32 mg/l, gấp 1,8 – 2,1 lần so với tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l)

- COD theo xu hướng giảm từ năm 2006 – 2010.

Cụ thể: về mùa khô COD = 167 mg (năm 2006) xuống còn COD = 85 mg/l (năm 2010) vào mùa khô. Tuy nhiên giá trị BOD lại theo chiều hướng ngược lại, cụ thể: BOD = 26 mg (năm 2006) tăng lên BOD = 32 mg/l (năm 2010) vào mùa khô.

- Điều đáng lưu ý là giá trị dầu mỡ trong nước hồ vẫn tăng.

Nguyên nhân các thông số này khơng được cải thiện có thể do tập trung nhiều nguồn nước chất thải sinh hoạt tập đổ vào hồ, cụ thể là:

Hồ nhận nước thải từ các khu vực nhà ở cao tầng Giảng Võ, khu Kim Mã, nhà hàng, khách sạn như khách sạn Hà Nội, khách sạn bên hồ (Lakeside Hotel), khách sạn Thương mại, các Trung tâm dịch vụ. Hồ có chu vi 990m, diện tích 7,8ha. Hồ tiếp nhận nước thải từ các khu vực nhà ở cao tầng Giảng Võ, khu Kim Mã, nhà hàng, khách sạn như khách sạn Hà Nội, khách sạn bên hồ (Lake Hotel), khách sạn Thương Mại, các trung tâm dịch vụ. Năm 2004, hồ đã được cải tạo (Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1) kè và làm đường dạo xung quanh. Sau khi cải tạo, nước thải vẫn thải trực tiếp vào hồ mà không qua hệ thống xử lý.

- Tuy nhiên, giá trị Phosphat P043- (tính theo P) và Nitrat (NO3-) có xu hướng giảm từ 2006 – 2010.

Cụ thể: về mùa khô 2006, lượng Phosphat P043-

có trong nước hồ 6,3 mg/l (gấp 31,5 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B = 0,2 mg/l). Đến 2 năm tiếp theo 2009 và 2010 giảm còn ở mức 0,47 và 0,64 mg/l , gấp 1,57 – 2,1 lần so với tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l).

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể ( Hình 13).

Hình 13 - Chất lƣợng nƣớc hồ Giảng Võ

Hồ Thành Công

Vị trí: Hồ nằm giữa phố Thành Cơng, Láng Hạ, đường Huỳnh Thúc Kháng và phố Nguyên Hồng. Hồ có chu vi 987m, diện tích 6,1ha.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2010 nước hồ cho thấy: - Nước hồ Thành Cơng có xu hướng cải thiện đối với hầu hết các thông số môi trường, cụ thể như sau:

- BOD mùa khô 2006 là 87 mg/l, 2007: 15 mg/l, 2008 tăng lên và ở mức 35 mg/l, song đến 2009 giảm còn 18 mg/l, 2010 còn là 20 mg/l.

Xu hướng này có thể nhận thấy ở tất các các thơng số mơi trường chính về chất lượng nước như COD, Phosphát.

Nguyên nhân có thể do hồ đã được cải tạo kè và làm đường dạo xung quanh. Sau khi cải tạo, nước thải đã được tách riêng khơng xả vào hồ, hồ đóng một vai trị quan trọng trong việc điều hòa nước mưa, giải quyết úng ngập cho khu tập thể Thành Công, Huỳnh Thúc Kháng.

- Đáng lưu ý là giá trị dầu mỡ của năm 2009 cao đột biến

- Dầu mỡ mùa khô 2006 là 0,52 mg/l, 2007: 0,5 mg/l, 2009 tăng lên và ở mức 0,6 mg/l, song đến 2010 giảm còn 0,1 mg/l.

Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng nước rửa xe thất thoát (theo đường nước mưa chảy tràn) từ một số cơ sở rửa xe gần hồ đang hoạt động vào thời gian đó. Sau 2009, các cơ sở rửa xe gần hồ đã bị ngừng hoạt động, từ đó kéo theo giảm lượng dầu mỡ có trong hồ.

So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa khơng thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 14).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ Thủ Lệ

Hồ nằm giữa đường Kim Mã, phố Đào Tấn và phố Nguyên Văn Ngọc. Hồ có chu vi 775m, diện tích 12 ha. Hồ nằm trong khn viên của vườn thú Hà Nội. Hồ có

chức năng điều hịa nước mưa cho một phần tiểu lưu vực Kim Mã và chủ yếu cho vườn thú Thủ Lệ.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2010 nước hồ Thủ Lệ cho thấy:

Về mùa khô năm 2006 giá trị BOD là 65 mg/l, gấp 2,6 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B ≤ 25 mg/l), song đến năm 2010 giá trị BOD xác định còn là 15 mg/l bằng tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l)

Yếu tố quan trọng liên quan đến việc cải thiện chất lượng nước ở đây là: Hồ đã được kè và có đường dạo xung quanh. Điều đặc biệt đáng quan tâm là hồ đã được lắp đặt một đài phun nước. Đây chính là yếu tố thuận lợi làm gia tăng khả năng tự làm sạch nước hồ, do điều kiện thuận lợi khuyết tán oxy hòa tan trong nước. - Đáng lưu ý là giá trị dầu mỡ của năm 2009 về mùa khô cao đột biến. Cụ thể = 3 mg/l, gấp 30 lần so với tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l), tuy nhiên đến mùa mưa giảm còn ở mức 0,25 mg/l. Điều này phần nào thể hiện chất lượng nước hồ không ổn định, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài. Trong trường hợp ở đây có khả năng do bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ra sự thất thoát dầu mỡ như cơ sở bán xăng, rửa xe máy ở khu lân cận.

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa khơng thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 15).

Hình 15 - Chất lƣợng nƣớc hồ Thủ Lệ 3.2.2. Quận Đống Đa

Hồ Đống Đa

Hồ Đống Đa nằm ở cuối phố Đặng Tiến Đông, hiện nay hồ đã được cải tạo và có tác dơng điều hồ ngập úng lớn cho nhánh cống Trịnh Hồi Đức - Hào Nam. Hồ có chu vi 1528m, diện tích 13,6ha, cao độ mực nước thấp nhất trong mùa mưa 4,7 m, cao độ bờ hồ là 5,6 m. Hồ đã được kè và có đường dạo xung quanh, đây là

nơi vui chơi giải trí cho nhân dân sống quanh vùng. Hồ có chức năng quan trọng trong việc điều hịa thốt nước mưa để hạn chế úng ngập cho khu vực.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2010 nước hồ cho thấy: - Nước hồ được cải thiện khá rõ thông qua các giá trị quan trắc như BOD, COD và Coliform tổng số. Yếu tố liên quan đến việc cải thiện chất lượng nước ở đây là: Hồ đã được giao cho Cơng ty Thốt nước Hà Nội đào bùn, kè và xây dựng đường dạo xung quanh.

Tuy nhiên, ngay cả các thông số này, giá trị quan trắc được cả mùa khô và mưa đều luôn cao hơn QCVN 5942-1995 (tiêu chuản so sánh chất lượng nước các năm 2006, 2007 và đầu 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 (tiêu chuản so sánh chất lượng nước cuối năm 2008, 2009 và 2010)

Cụ thể: về mùa khô năm 2006, 2007 giá trị BOD là 57 mg/l, 47 mg/l gấp 2,28 lần và 1,88 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B ≤ 25 mg/l), song đến năm 2009, 2010 giá trị BOD xác định còn là 20 mg/l, 15 mg/l bằng 1,33 và đúng bằng tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l)

- Điều đáng lưu tâm là giá trị dầu mỡ trong 2 năm cuối 2009 – 2010 cao đột biến. Cụ thể: về mùa khô

+ Năm 2006 và 2007 giá trị dầu mỡ là 0,2 và 0,3 mg/l - thấp hơn và bằng giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 0,3 mg/l), song đến năm 2010 giá trị dầu mỡ xác định còn là 0,9 mg/l gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l)

- Về mùa khô năm 2006, 2007 giá trị Phosphat P043- là 8,8 mg/; l, 47 mg/l gấp 29,3 lần và 4,9 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B ≤ 0,3 mg/l), song đến năm 2009, 2010 giá trị Phosphat P043-

xác định còn là 0,74 mg/l; 0,92 mg/l bằng 2,35 và 4,6 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,2 mg/l)

Như đã nêu, nguyên nhân giá trị dầu mỡ cao trong nước có thể do sự rị rỉ thất thoát của việc rửa xe, trạm bán xăng dầu.

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khơ và mưa khơng thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 16).

Hình 16 - Chất lƣợng nƣớc hồ Đống Đa

Hồ Ba Mẫu

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2010 nước hồ cho thấy: - Nước hồ bị ô nhiễm BOD, COD, Phosphat P043- (tính theo P), Coliform tổng số (so với tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1).

+ Năm 2006 và 2007 giá trị là BOD 64 và 25 mg/l - lớn hơn 2,56 và bằng giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 25 mg/l), đến năm 2010 giá trị BOD xác định còn là 34 mg/l gấp 2,27 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l)

+ Năm 2006 và 2007 giá trị là COD 165 và 55 mg/l - lớn hơn 4,71 và 1,57 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 35 mg/l), đến năm 2010 giá trị BOD xác định còn là 103 mg/l gấp 3,43 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l)

- Riêng thông số Coliform tổng số giảm đo rõ rệt từ giai đoạn 2006 – 2010 - So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khơ và mưa khơng thấy có sự sai khác đáng kể kể (Hình 17). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ Linh Quang

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2 năm 2009 – 2010 nước hồ cho thấy: Nước hồ bị ơ nhiễm BOD, COD, Phosphat P043- (tính theo P), Amonium (N- NH4+) Coliform tổng số (so với tiêu chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT, cột B1).

Về mùa khô năm 2009 và 2010 giá trị là BOD là 47 và 36 mg/l - lớn hơn 3,13 và 2,4 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l), COD là 144 và 101 mg/l lớn hơn 4,8 và 3,37 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l), Amonium (N-NH4+

) là 24,06 và 20,75 mg/l lớn hơn 48,12 và 41,5 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,5 mg/l). Phosphat P043- (tính theo P) là 2,65 và 1,93 mg/l lớn hơn 8,83 và 6,43 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l).

- Đặc biệt hàm lượng 2 thông số Sắt và chất hoạt động bề mặt trong hồ đã phát hiện thấy cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: về mùa khô

+ Năm 2009 và 2010 giá trị là Sắt là 2,8 và 2,05 mg/l - lớn hơn 1,86 và 1,37 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 1,5 mg/l),

+ Năm 2009 và 2010 giá trị là Sắt là 1,08 và 0,72 mg/l - lớn hơn 2,7 và 1,8 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,4 mg/l) (Hình 18).

Hình 18 - Chất lƣợng nƣớc hồ Linh Quang Hồ Ngọc Khánh

Hồ nằm giữa phố Nguyễn Chí Thanh và Phạm Huy Thông và ngõ 535 Kim Mã

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2 năm 2009 – 2010 nước hồ cho thấy: Nước hồ bị ô nhiễm BOD, COD, Amonium (NH4+), Dầu mỡ, Phosphat P043- (tính theo P), Coliform tổng số (so với tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1). Cụ thể:

- Về mùa khô năm 2009, 2010 giá trị BOD là 30 mg/l, 22 mg/l, gấp 2 lần và 1,47 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l).

- Về mùa khô năm 2009, 2010 giá trị COD là 75 mg/l, 59 mg/l, gấp 2,5 lần và 1,97 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l) (Hình 19).

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ hà nội giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 43 - 55)