0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Quận Hoàng Ma

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC HỒ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 68 -68 )

VII Quận Thanh Xuân

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.6. Quận Hoàng Ma

Hồ Định Công

Thuộc xóm Trại, phường Định Công. Hồ có diện tích 20,3ha.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006, 2007 và 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ Định Công không đạt loại B, QCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 (tiêu chuản so sánh chất lượng nước cuối năm 2008, 2009 và 2010), trong đó thông số ô nhiễm thể hiện rõ nhất là thể là Phosphat P043- , dầu mỡ, coliform tổng số (Hình 19). Cụ thể:

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị Phosphat P04 3-

là 0,8 và 0,7 mg/l vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 4 và 3,5 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 0,2 mg/l), đến năm 2010 giá trị Phosphat P043- xác định là 0,36 mg/l – vẫn vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,2 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l).

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị dầu mỡ là 0,1 và 0,5 mg/l bằng và vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,7 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 0,3 mg/l), đến năm 2010 giá trị dầu mỡ xác định là 0,5 mg/l – vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 5 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l)

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị coliform tổng số là 1.2x106

MPN/100ml và 0.7x106 MPN/100ml , đến năm 2010 giá trị coliform tổng số xác định là 5.6x105 MPN/100ml – vượt hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B là 5x103 MPN/100ml) (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 7.5x103 MPN/100ml).

Hiện hồ chưa được kè và không có đường xung quanh, tuy nhiên đã được nạo vét khoảng 60.000 m3

bùn hồ. - Mặc dù Phosphat P04

3-

, coliform tổng số luôn cao hơn tiêu chuẩn quy định, song vẫn có thể nhận thấy giá trị giảm đi rõ rệt theo các năm từ 2006 – 2010.

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 28).

Hình 28 - Chất lƣợng nƣớc hồ Định Công

Hồ Sinh Thái (hồ Đền Lừ)

Hồ có chu vi 1350m, diện tích 3,52ha. Hồ đã được kè và có đường dạo xung quanh. Hồ nằm trong khu di dân Đền Lừ 2. Chức năng chính của hồ là tạo cảnh quan môi trường và điều hòa nước mưa trong khu vực

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 3 năm 2008 - 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ không đạt loại B, QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 (tiêu chuản so sánh chất lượng nước cuối năm 2008, 2009 và 2010), trong đó thông số ô nhiễm thể hiện rõ nhất là thể là BOD, COD, Amonium (N - NH4

+

), dầu mỡ, coliform tổng số (hinh 29).

Cụ thể: Mùa khô

- Giá trị COD các năm từ 2008 đến 2010 là 77, 63 và 93 mg/l, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 2,58, 2,1 và 3,1 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l).

- Giá trị Amonium (N - NH4+) các năm từ 2008 đến 2010 là 2,4, 1,31 và 1,94 mg/l, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 4,8, 2,62 và 3,82 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,5 mg/l).

- Trong 5 thông số ô nhiễm nêu trên, mức ô nhiễm của 3 thông số BOD, COD, Amonium (N - NH4

+) là giảm theo thời gian. Riêng 2 thông số: dầu mỡ, coliform tổng số là tăng theo thời gian.

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 29).

Hồ Thanh Trì

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 3 năm 2008 - 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ không đạt loại B, QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1, trong đó thông số ô nhiễm thể hiện rõ nhất là thể là COD, Amonium (N - NH4

+

), dầu mỡ. Cụ thể: Mùa khô

- Giá trị COD các năm từ 2008 đến 2010 là 52, 50 và 42 mg/l, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,73; 1,67 và 1,4 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l).

- Giá trị Amonium (N - NH4 +

) các năm từ 2008 đến 2010 là 4,4; 1,21 và 1,2 mg/l, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 3,46; 2,42 và 2,4 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,5 mg/l).

- Giá trị dầu mỡ các năm từ 2008 đến 2010 là 1,75; 0,5 và 0,2 mg/l, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 17,5; 5 và 2 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l).

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 30).

Hồ Giáp Bát

Hồ có chu vi 595m, diện tích 1,8ha. Hồ đã được cải tạo hoàn chỉnh: kè bờ, lát gạch toàn bộ đường dạo quanh hồ. Các tuyến cống vào hồ là tuyến thu nước mưa xung quanh hồ, cống từ hồ chảy ra với đường kính 1250 mm ra mương làng Tám.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 3 năm 2008 - 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ không đạt loại B, QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1, trong đó thông số ô nhiễm thể hiện rõ nhất là thể là COD, BOD, Amonium (N - NH4+), Phosphat (PO43-) , dầu mỡ.

Cụ thể: Mùa khô

- Giá trị BOD, COD và Phosphat (PO43-) (-P) các năm từ 2008 đến 2010 gần như không thay đổi, cụ thể:

+ Giá trị BOD các năm từ 2008 đến 2010 đều là 24 mg/l, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép, 1,6 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l).

+ Giá trị COD các năm từ 2008 đến 2010 cũng gần như không thay đổi đều ở mức 61 - 63 mg/l, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 2 – 2,1 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l).

+ Giá trị Phosphat (PO4 3-

) các năm từ 2008 đến 2010 ở mức 0,43 – 0,48 mg/l, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,43 – 1,6 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l).

- Trong khi đó giá trị dầu mỡ trong nước hồ trong 3 năm 2008 – 2010 lại có xu hướng giảm, ngược lại giá trị Coliform tổng số lại có xu hướng tăng

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 31).

Hình 31 - Chất lƣợng nƣớc hồ Giáp Bát

Hồ Nam Dư Thượng

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2 năm 2009 - 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ còn tương đối sạch, tuy nhiên có 3 thông số vượt tiêu chuẩn cho phép do không đạt loại B, QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1, cụ thể là BOD, COD và dầu mỡ:

+ Giá trị BOD các năm từ 2009 và 2010 là 18 và 21 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,2 và 1,4 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l).

+ Giá trị COD các năm từ 2009 và 2010 là 44 và 49 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,47 và 1,63 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l).

+ Giá trị dầu mỡ các năm từ 2009 và 2010 là 0,73 và 0,66 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 7,3 và 6,6 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l).

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 32).

Hình 32 - Chất lƣợng nƣớc hồ Nam Dƣ Thƣợng

Hồ Bắc Linh Đàm

Hồ có diện tích 52,5ha, thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006, 2007 và 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ Linh Đàm nhìn chung là sạch mặc dù thông số coliform tổng số vẫn chưa đạt loại B, QCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN

08:2008/BTNMT, cột B1 (tiêu chuẩn so sánh chất lượng nước cuối năm 2008, 2009 và 2010).

+ Mùa khô năm 2006 giá trị coliform là 9.3x105 MPN/100 ml ; đến năm 2010 giá trị coliform xác định là 1.5x105

MPN/100ml – vượt hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B là 5x103 MPN/100ml) (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 7.5x103 MPN/100ml).

- Mặc dù ô nhiễm trên mức quy định như đã nêu ở trên, song tất cả các thông số ô nhiễm BOD, COD, Phosphat P04

3- , dầu mỡ, coliform tổng số đều có chiều hướng giảm theo thời gian từ năm 2006 – 2010 (Hình 24 ). Để đạt được hiệu quả này, yếu tố liên quan trực tiếp là hồ đã đào và vận chuyển được khoảng 700.000 m3 đất ở hồ Linh Đàm đến bãi đổ Yên Mỹ. Đã kè được khoảng 500m và đang mở rộng tuyến thi công.

- Giá trị Phosphat P043- trong nưcớ hồ giảm đi rõ rệt ngay sau 2006. Điều này có khả năng phần nào có liên quan đến việc sử dụng phân bón do việc xoá bỏ các khu vực trồng cây để chuyển mục đích sử dụng thành khu đô thị ở đây.

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 33).

Hình 33 - Chất lƣợng nƣớc hồ Linh Đàm Hồ Yên Sở 1

Hồ có chu vi 3220m, diện tích 64.6ha. Hồ đã được dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 xây dựng, có kè và làm đường xung quanh. Mục đích của hồ nhằm điều chỉnh nước lũ bằng cách dự trữ nước mưa đến thể tích thực của hồ.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006, 2007 và 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ không đạt loại B, QCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 (tiêu chuẩn so sánh chất lượng nước cuối năm 2008, 2009 và 2010), trong đó thông số ô nhiễm thể hiện rõ nhất là thể là COD, BOD, Phosphat P043- , dầu mỡ.

Cụ thể: + Mùa khô năm 2006 giá trị COD là 170 mg/l; 60 mg/l vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 4,86 lần và 1,71 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 35 mg/l), đến năm 2010 giá trị COD xác định là 82 mg/l – vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 2,73 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l)

- Điều đáng lưu ý là giá trị các thông số quan trắc trong nước hồ như BOD, Phosphat P04

3-

giảm khá rõ theo thời gian từ các năm 2006 – 2010. Cụ thể:

+ Mùa khô năm 2006 giá trị BOD là 92 mg/l; 27 mg/l vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 3,68 lần và 1,08 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 25 mg/l), đến năm 2010 giá trị COD xác định là 10 mg/l – thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l)

- Tuy nhiên, riêng giá trị dầu mỡ các năm 2009 và 2010 kết quả quan trắc lại cho thấy cao đột biến.

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 34).

Hình 34 - Chất lƣợng nƣớc hồ Yên Sở 1

Hồ Vân Trì

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006, 2007 và 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ không đạt loại B, QCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 (tiêu chuản so sánh chất lượng nước cuối năm 2008, 2009 và 2010), trong đó thông số ô nhiễm thể hiện rõ nhất là thể là COD, BOD, Phosphat P04

3-

, dầu mỡ, coliform tổng số. Cụ thể:

+ Mùa khô năm 2006 giá trị COD là 125 mg/l; 45 mg/l vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 3,57 lần và 1,29 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 35 mg/l), đến năm

2010 giá trị COD xác định là 33 mg/l – vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,1 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l)

+ Mùa khô năm 2007 giá trị dầu mỡ là 0,7 mg/l vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 2,33 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 0,3 mg/l), đến năm 2010 giá trị dầu mỡ xác định là 0,1 mg/l – bằng tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l)

- Điều đáng lưu ý là giá trị các thông số quan trắc trong nước hồ như BOD, Phosphat P043- , coliform tổng số giảm khá rõ theo thời gian từ các năm 2006 – 2010. Cụ thể:

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị coliform là 1.1x106 MPN/100 ml ; 2.7x106 MPN/100 ml đến năm 2010 giá trị coliform giảm đi và ở mức là 7.0x x105 MPN/100ml – vượt hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B là 5x103 MPN/100ml) (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 7.5x103 MPN/100ml).

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 35).

Hình 35 - Chất lƣợng nƣớc hồ Vân Trì 3.2.7. Quận Thanh Xuân

Hồ Rẻ Quạt

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2 năm 2009 - 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ còn tương đối sạch, tuy nhiên có 3 thông số vượt tiêu chuẩn cho phép do không đạt loại B, QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1, cụ thể là

Cụ thể: Mùa khô

+ Giá trị BOD các năm từ 2009 và 2010 là 38 và 48 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 2,53 và 3,2 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l).

+ Giá trị COD các năm từ 2009 và 2010 là 111 và 128 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 3,7 và 4,27 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l).

+ Giá trị Phosphat (PO43-) các năm từ 2009 và 2010 là 1,24 và 0,52 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 4,13 và 1,73 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l).

+ Giá trị Amonium (N - NH4+) các năm từ 2009 và 2010 là 4,53 và 3,4 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 9,06 và 6,8 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,5 mg/l).

+ Giá trị dầu mỡ các năm từ 2009 và 2010 đều là 0,68 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 6,8 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l) (Hình 36).

Hồ Hạ Đình

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 3 năm 2008 - 2010 nước hồ cho thấy:

- Nhìn chung, chất lượng nước hồ có xu hướng được cải thiện, thể hiện rõ nhất là BOD, COD, dầu mỡ và Coliform tổng số. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu vẫn không đạt loại B, QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1.

Cụ thể: Mùa khô

+ Giá trị BOD các năm từ 2008 - và 2010 là 40, 34 và 17 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 2,67, 2,27 và 1,13 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l).

+ Giá trị COD các năm từ 2008 - và 2010 là 97, 94 và 45 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 3,23; 3,13 và 1,5 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l).

+ Giá trị Amonium (N - NH4+) các năm từ 2008 - và 2010 là 6,63; 7,65 và 7,5 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 13,26; 15,3 và 15 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,5 mg/l).

+ Giá trị dầu mỡ các năm từ 2009 và 2010 là 0,67; 0,41 và 0,11 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 6,7; 4,1 và 1,1 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l) (Hình 37).


Hồ Mễ Trì

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 3 năm 2008 - 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ ở mức ô nhiễm nhẹ (so với QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1)về BOD, COD, dầu mỡ, Phosphat (PO4

3-

) và Coliform tổng số. Cụ thể: Mùa khô

+ Giá trị BOD các năm từ 2008 - và 2010 là 19, 12 và 31 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,27 – 2,07 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l).

+ Giá trị COD các năm từ 2008 - và 2010 là 62, 64 và 95 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 2,07, 2,1 và 3,17 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l).

+ Giá trị Phosphat (PO43-) các năm từ 2008 - và 2010 là 0,61; 0,8 và 1,41 mg/, vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 2,03; 2,67 và 4,7 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l) (Hình 38).

Nhận xét: Thông qua kết quả quan trắc và phân tích ta nhận thấy rằng chất lượng nước tất cả các hồ nghiên cứu tại thành phố Hà Nội đề bị ô nhiễm và không đạt loại B, QCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1. Các thông số ô nhiễm thường gặp ở các hồ thường là COD, BOD5, Phosphat, Dầu mỡ, Coliform tổng số.

Qua số kết quả phân tích của 14 hồ được theo dõi liên tục trong các năm 2006-2010 cho thấy chất lượng của các hồ đang dần được cải thiện là: hồ Thành Công , hồ Thủ Lệ, hồ Thiền Quang, hồ Định Công, hồ Bắc Linh Đàm, hồ Vân Trì Bên cạnh đó các hồ như: hồ Giảng Võ Hồ Đống Đa, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch dấu hiệu ô nhiễm lại tăng lên ( BOD5, COD, Coliform …)

TT Tên Hồ

Các thông sô có xu hƣớng tăng giá trị Các thông sô có xu hƣớng giảm giá trị

TSS BOD COD Phosphat

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC HỒ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 68 -68 )

×