VII Quận Thanh Xuân
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.3. Quận Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm có chu vi 1600m, diện tích 10ha. Hồ là di tích lịch sử văn hóa, nằm tại trung tâm Thành phố. Hồ đã được kè, có đường dạo xung quanh. Nước từ hồ xả ra qua tuyến cống phố hàng Khay.
Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2010 nước hồ Hoàn Kiếm cho thấy:
- Nước hồ bị ô nhiễm TSS, Amonium (NH4+), BOD, COD, Dầu mỡ, Coliform tổng số
- Ngay từ năm 2006, 2007 nước hồ đã bị ô nhiễm nhẹ.
Cụ thể mùa khô 2007: Nhu cầu oxi sinh học (BOD5) vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 1.59 lần, nhu cầu oxi hoá học (COD) vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 3.69 lần, số lượng coliform tổng số vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 5.37 lần.
+ Mùa mưa 2007: Nhu cầu oxi sinh học (BOD5) vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 1.33 lần, nhu cầu oxi hoá học (COD) vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 1.95 lần, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 1.18 lần, hàm lượng phenol vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 1.57 lần, hàm lượng Dầu mỡ vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 1.22 lần);
- Các năm 2006, 2007: 5/19 thông số quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép - TSS, BOD, COD, Dầu mỡ, Coliform tổng số. Các năm 2008, 2009 và 2010: 6/19 thông số quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép - TSS, Amonium (NH4+), BOD, COD, Dầu mỡ, Coliform tổng số).
- Giá trị Phosphat P043- (tính theo P) và Nitrat (NO3-) có xu hướng giảm từ 2006 - 2010
Đây có thể là do kết quả nạo vét bùn tại hồ trong thời gian qua, góp phần hạn chế mức độ dinh dưỡng dạng Nitơ và Phopho có trong nước hồ. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là giá trị BOD, dầu mỡ và Coliform trong nước hồ vẫn tăng. Mặc dù
nước thải không được phép chảy vào hồ, song đây có thể do nước mưa vào hồ qua hệ thống cống ngang xung quanh hồ đã kéo theo các chất ô nhiễm ở khu vực lân cận chảy vào hồ.
- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 20).