VII Quận Thanh Xuân
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng quản lý một số hồ Hà Nội.
Theo thống kê năm 2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tổng diện tích các ao hồ vào khoảng 21,8 km2. Một số hồ tiêu biểu ở Hà Nội có thể kể đến là: Hồn Kiếm, Giảng Võ, Thủ Lệ, Thành Cơng, Ba Mẫu, Bảy Mẫu, Đống Đa, Thiền Quang, Linh Đàm, Trúc Bạch, Ngọc Khánh…
Hồ thuộc 9 quận trong nội thành Hà Nội có tổng diện tích khoảng 1.165 ha, trong đó chỉ có 17 hồ ở khu vực nội thành chịu sự quản lý của Cơng ty thốt nước Hà Nội
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho đến năm 2010, hiện trạng cải tạo các hồ như sau:
- 15 hồ đã xây dựng hệ thống cửa phai hoặc lắp đặt tuyến cống bao để tách nước thải và hai hồ ở vườn Bách Thảo không nhận nguồn thải.
- 93 hồ đang trong giai đoạn cải tạo, xây dựng tuyến cống bao tách nước thải (hồ Văn Chương, Thương Mại, Ba Mẫu,…), trong đó 30 hồ xây dựng hệ thống cửa chặn nước thải.
Ở cấp UBND Thành phố, các Sở có liên quan gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan tới quản lý môi trường hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý nuôi trồng thủy sản, Sở Xây dựng về cấp thoát nước xây dựng, Sở Giao thông vận tải và Sở Kiến trúc quy hoạch về xây dựng, phương tiện thủy và kiến trúc, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch về các hoạt động văn hóa du lịch thể thao. Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì thực hiện đề án cải tạo môi trường hồ nội thành và Cơng ty Thốt nước Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý duy trì vận hành hệ thống thoát nước Hà Nội và xử lý nước thải, bao gồm quản lý mực nước của 59 hồ điều hịa. Ngồi ra, có những hồ có di tích lịch sử thì lại do các cơ quan quản lý di tích đảm nhiệm. Các Sở, ban, ngành này giúp cho UBND thành phố ra các quyết định khác nhau về hồ.
Ở cấp địa phương, cấp quận sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận các quyết định của Thành phố và chỉ đạo việc thực hiện các quyết định đó. Những cơ quan thực hiện quản lý hồ có thể là cấp quản lý ở phường, các Công ty vệ sinh môi trường, các Công ty cây xanh, các Công ty xây dựng kè hồ, các cơ quan nghiên cứu làm sạch hồ, các đội trật tự giao thông công cộng.
Ở cấp phường, các bộ phận trực tiếp liên quan đến quản lý hồ là các phịng mơi trường hoặc cơng an phường chịu trách nhiệm bảo vệ trị an và trật tự quanh hồ.
Trong 80 các ao hồ đã được Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, 2010 [14] đo đạc, số ao hồ có diện tích từ 1000 mét vng trở lên chiếm khá nhiều: 76%, trong khi đó các ao hồ rất nhỏ có diện tích dưới 500 mét vng chiếm 17.5%. Số ao hồ có diện tích từ 500 tới 1000 mét vng chiếm rất ít, chỉ có 6% ( Hình 11).
Hình 11 - Diện tích các hồ Hà Nội
Ngồi một số các hô, ao ở quận Tây Hồ không nằm giữa khu đông dân và một số ao, hồ nằm trong khu vực chùa chiền hoặc cơ quan, trường học, phần lớn các hơ, ao cịn lại đều nằm ở trong các khu dân cư đông đúc hoặc bên cạnh các chợ cóc,
như nhiều nghiên cứu về hồ, áp lực lớn nhất lên các hồ hiện nay là phải tiếp nhận các nguồn nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các hàng quán, gây ô nhiễm nước triền miên, làm công tác cải tạo và xử lý nước hồ trở nên tốn kém và bất khả thi.
Nhiều hồ trên địa bàn đang trong tình trạng bị lấn chiếm, ơ nhiễm trầm trọng, một số hồ chưa được kè nằm trong khu vùc dân cư thì bị lấn chiếm, đổ đất, phế thải, vứt rác xuống hồ như Linh Quang, Rẻ Quạt, Tai Trâu, Tứ Liên... gây ô nhiễm môi trường nước mặt, làm mất mỹ quan đô thị. Chất lượng nước ở nhiều hồ cũng ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng nước thải xả thẳng vào hồ không qua xử lý, lượng bùn không được nạo vét, tích lũy qua nhiều năm, ảnh hưởng tới mơi trường và sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, mực nước trong các hồ về mùa khô đang giảm dần, độ sâu trung bình từ 0,5 đến 1,3 m. Chế độ thuỷ động học không đủ điều kiện pha trộn đều nước thải với nước hồ. Khả năng tự làm sạch của hồ có hạn. Đa số hồ nội thành ở trạng thái nhiễm bẩn và - mezoxaprobe. Chất lượng nước hồ tăng dần từ miệng xả nước thải đến cuối hồ, từ ven bờ ra giữa hồ. Bùn cặn lắng đọng trong hồ kéo theo sự tích tô kim loại nặng và các chất độc hại khác ở bùn đáy.
Ngoài việc hồ bị lấn chiếm do đổ đất, phế thải xuống bờ hồ và rác thải xả vào hồ, các hồ cịn bị bồi lắng rất nhiều do khơng được nạo vét thường xuyên, mặt hồ phủ kín đầy rau muống, bèo các loại gây mất mỹ quan, không phát huy được vai trị điều hồ thốt nước mưa. Diện tích các ao hồ đang ngày càng thu hẹp, làm giảm khả năng điều hồ. Bên cạnh đó, do tốc độ đơ thị hố rất nhanh và ý thức của một bộ phận dân cư còn thấp nên tại các hồ nằm trong khu vực dân cư thường xuyên bị đổ phế thải xây dựng, đổ đất như hồ Rẻ Quạt, Tai Trâu, Tứ Liên, Đầm Ấu… Một số hồ cịn "được" lắp đặt các đăng đó, cửa phai để dâng nước nuôi cá cũng làm ảnh hưởng đến dịng chảy thốt nước như hồ Tam Trinh, hồ Phương Liệt …
Một số hồ có lượng nước thải lớn chảy vào như hồ Đền Lừ, hồ Nghĩa Tân, hồ Thiền Quang. Nhiều hồ có mật độ tảo lớn như hồ Trúc Bạch, hồ Văn Chương, hồ Công Viên, hồ Phương Liệt... Nước thải xả vào hồ không qua xử lý làm cho chất lượng nước hồ giảm. Do hàng ngày phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải chưa
qua xử lý với nồng độ các chất hữu cơ, chất lơ lửng và do không được thường xuyên nạo vét nên lượng bùn tích đọng ở đáy hồ, chiều sâu cột nước trong hồ thấp đã làm ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của hồ và gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt, một số hồ tổ chức nuôi cá, đưa nước thải và bã bia… vào hồ để nuôi cá đã làm tăng mức độ ô nhiễm của nước hồ.
Hà Nội còn nhiều hồ, ao chưa được kè chiếm 26%; số hồ, ao được kè một phần chiếm 8%, cịn lại là đã được kè tồn bộ (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Môi
trường và Cộng đồng, 2010) (Hình 12).
Hình 12 – Cơ cấu kè ao ở Hà Nội
Văn bản pháp quy liên quan tới bảo vệ môi trƣờng ao hồ
Công tác bảo vệ ao, hồ đã được thể hiện trên nhiều văn bản về Luật như Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Tài nguyên Nước, Luật Bảo vệ Đa dạng Sinh học, chương trình Nghị sự Thế kỷ 21 [8], [9], [10], [5] và nhiều quy định khác. Nhưng trực tiếp và sát nhất cho công tác bảo vệ hồ Hà Nội là 2 điều khoản sau:
- Điều 63 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 qui định: ―UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch, lập và thực hiện cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, cơng trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ơ nhiễm, tắc nghẽn dịng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ
- Điều 17 Luật Tài nguyên nước quy định về bảo vệ nước ở đô thị, khu dân cư tập trung nêu rõ: ―UBND các cấp có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xử lý nước thải ở đô thị, khu dân cư tập trung trong phạm vi địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn nước.‖
Tuy nhiên, hệ thống văn bản dưới luật hướng dẫn việc quan lý hồ ở Hà Nội cịn ít và chưa rõ ràng. Quyết định sô 51/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2008 về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành thể hiện chủ trương phân cấp quản lý ao hồ. Cô thể thành phố quản lý hồ trong công viên (Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo, Yên Sở). Cịn quận, huyện quản lý, duy trì các hồ cịn lại theo địa giới hành chính.
Riêng Hồ Tây được coi như trường hợp đặc biệt. UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định có Ban quản lý riêng quản lý Hồ Tây.