0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Quận Hai Bà Trƣng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC HỒ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 57 -57 )

VII Quận Thanh Xuân

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.4. Quận Hai Bà Trƣng

Hồ Thiền Quang

Diện tích của hồ 5,5 ha, mực nước trung bình/max = 4 - 5,2m, cao độ bờ 5,7m, thể tích hồ là 175.000 m3

.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2010 nước hồ cho thấy: - Nước hồ đã được cải thiện rất rõ, Cụ thể: các thông số Phosphat P043- và Coliform tổng số giảm rõ rệt từ 2006 đến 2010. Song nước hồ vẫn ô nhiễm cao hơn so với loại B, QCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 (tiêu chuản so sánh chất lượng nước cuối năm 2008, 2009 và 2010)

Cụ thể:

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị Phosphat P04 3-

là 4,1 và 1 mg/l gấp 20,5 lần và 5 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 0,2 mg/l), song đến năm 2009, 2010 giá trị Phosphat P04

3-

xác định còn là 0,868 mg/l; 0,985 mg/l bằng 4,34 và 3,28 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l)

Năm 2004, hồ đã được cải tạo (Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1). Hồ đã được cải tạo kè và làm đường dạo xung quanh. Hiện nay, nước thải đã được tách ra khỏi hồ. Hồ có chức năng điều hòa nước mưa, giải quyết úng ngập cho khu vực Liên Trì, Trần Quốc Toản, Nguyễn Du, Quang Trung, Nguyễn Gia Thiều.

- Điều đáng lưu tâm là nước hồ có xu hướng tăng dầu mỡ, cụ thể: các năm 2008 – 2010 cao hơn so với các năm 2006 – 2007. Mặc dù, giá trị dầu mỡ trong nước hồ năm 2010 giảm so với các năm 2008 – 2009 song vẫn cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định (Hình 12 ) Cụ thể:

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị dầu mỡđều là 0,14 mg/l trong giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 0,3 mg/l), song đến năm 2009, 2010 giá trị dầu mỡ -

xác định còn là 1,2 mg/l; 0,8 mg/l bằng 12 và 18 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l)

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 21).

Hình 21 - Chất lƣợng nƣớc hồ Thiền Quang

Hồ Thanh Nhàn

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2010 nước hồ cho thấy: - Nước hồ bị ô nhiễm BOD, COD, Phosphat P04

3-

(tính theo P). Cụ thể: về mùa khô

+ Năm 2006, 2008 giá trị là BOD là 83 và 36 mg/l - lớn hơn 3,32 và 1,44 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 25 mg/l); COD là 160 và 67 mg/l - lớn hơn 4,06 và 1,91 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 35 mg/l); Phosphat P043- (tính theo P) là 21,5 và 9,55 mg/l - lớn hơn 2,37 và 1,91 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 0,2 mg/l),

+ Năm 2009, 2010 giá trị là BOD là 21 và 22 mg/l - lớn hơn 1,4 và 1,46 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l) ; COD là 66 và 88 mg/l - lớn hơn 2,2 và 2,93 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l), Phosphat P043- (tính theo P) là 3,1 và 3,86 mg/l - lớn hơn 10,33 và 12,87 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l).

- Giá trị BOD trong nước hồ giảm đi rõ rệt từ 2006 đến 2010, tuy nhiên giá trị Phosphat P043- (tính theo P) lại có xu hướng ngược lại (Hình 22).

Hình 22 - Chất lƣợng nƣớc hồ Thanh Nhàn

Hồ Đại La

Là hồ tích thủy, đằng sau nghĩa trang Văn Điển, từ đường 70 đi vào qua doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam. Xung quanh hồ có công ty đang san lấp mặt bằng.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006 – 2010 nước hồ cho thấy: - Nước hồ bị ô nhiễm BOD, COD, Phosphat P043- (tính theo P).

Cụ thể: về mùa khô

+ Năm 2006, 2008 giá trị là BOD là 83 và 36 mg/l - lớn hơn 3,32 và 1,44 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 25 mg/l); COD là 160 và 67 mg/l - lớn hơn 2,37 và 1,91 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 35 mg/l); Phosphat P043- (tính theo P) là 21,5 và 9,55 mg/l - lớn hơn 2,37 và 1,91 lần giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B 0,2 mg/l),

+ Năm 2009, 2010 giá trị là BOD là 21 và 22 mg/l - lớn hơn 1,4 và 1,46 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l) ; COD là 66 và 88 mg/l - lớn hơn 2,2 và 2,93 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1:

30 mg/l), Phosphat P043- (tính theo P) là 3,1 và 3,86 mg/l - lớn hơn 10,33 và 12,87 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l) (Hình 23).

Hình 23 - Chất lƣợng nƣớc hồ Đại La

Hồ Yên Ngưu

Là hồ tích thủy, thuộc địa phận xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì. Hồ nằm bên đường vào làng Huỳnh Cung, giáp nhà máy phân lân Văn Điển, gần trường cấp 1,2 xã Tam Hiệp.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2 năm 2009 – 2010 nước hồ cho thấy: Nước hồ bị ô nhiễm TSS, BOD, COD, Phosphat P04

3-

(tính theo P), Amoni (NH4+), dầu mỡ. Cụ thể: về mùa khô

+ Năm 2009, 2010 giá trị là SS là 110 và 65,7 mg/l - lớn hơn 2,2 và 1,31 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 50 mg/l): BOD là 26 và 30 mg/l - lớn hơn 1,73 và 2 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l); COD là 94 và 104 mg/l - lớn hơn 3,13 và 3,47 lần giới hạn cho phép

(QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 30 mg/l); Phosphat P043- là 1,43 và 1,87 mg/l - lớn hơn 4,77 và 6,23 lần giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l) (Hình 24). Hình 24 - Chất lƣợng nƣớc hồ Yên Ngƣu Hồ Bảy Mẫu

Hồ Bảy Mẫu nằm trong công viên Thống Nhất, hồ có diện tích 21,5 ha, độ sâu mực nước trung bình 2 - 2,5m, cao độ mực nước thấp nhất trong mùa mưa là 5,1m Ở giữa hồ có đảo Thống Nhất và đảo Hoà Bình. Hồ Bảy Mẫu nằm trong công viên Lê Nin, có diện tích 21ha, là 1 trong 26 hồ điều hoà nước mưa và nước thải của thành phố.

Từ nhiều năm nay, hồ Bảy Mẫu không chỉ đóng vai trò điều hoà mà còn là nơi vui chơi của nhân dân thủ đô, cải thiện điều kiện vi khí hậu khu vực.

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006, 2007 và 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ vẫn có chiều hướng không được cải thiện, trong đó nổi bật là giá trị TSS, BOD và dầu mỡ.

Cụ thể: + Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị TSSlà 25 và 40 mg/l - dưới giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995 Cột B là 50 mg/l), song đến năm 2010 giá trị TSS xác định lên đến 51 mg/l – Đã bắt đầu vượt hơn tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 50 mg/l).

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị BOD là 27 và 24 mg/l (TCVN 5942-1995 Cột B là 25 mg/l), song đến năm 2010 giá trị BOD xác định lên đến 27 mg/l – Đã vượt hơn tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l).

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị dầu mỡ là 0,2 và 0,7 mg/l (TCVN 5942- 1995 Cột B là 0,3 mg/l), song đến năm 2010 giá trị dầu mỡ xác định là 0,9 mg/l – Đã vượt hơn tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l).

Điều này có liên quan đến đặc điểm do 3 mặt công viên đều tiếp giáp với các khu dân cư thuộc 2 quận (Đống Đa, Hai Bà Trưng) gồm 6 phường (Bách Khoa, Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Kim Liên, Phương Liên, Trung Phông) nên một số tuyến nước thải sinh hoạt vẫn đổ thẳng ra hồ mà hầu như không qua xử lý, đó là: các tuyến nước thải từ khu vùc Nhà Dầu Khâm Thiên, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Du, Vân Hồ, đường Lê Duẩn. Trong đó có 2 cửa nước thải lớn và gây ô nhiễm nhiều nhất là cống Trần Bình Trọng và cống Lê Duẩn qua quán Gió ở phía bắc. Lưu vực thoát nước vào hồ tương đối lớn, trong đó lại có nhiều điểm xả nước thải lớn như khu vực ga Hà Nội, khách sạn Nikko, các trạm sửa chữa và rửa xe ôtô.

Tổng lượng nước thải xả vào hồ Bảy Mẫu về mùa khô dao động từ 8.500 - 10.000m3/ngày đêm. Về mùa mưa, nước thải được pha trộn với nước mưa đợt đầu chảy vào hồ, mặc dù trên đường Lê Duẩn đã có tuyến cống thoát nước mưa nhưng tuyến này vẫn chưa được nối với cống ở đường Đại Cồ Việt nên nước thải và nước mưa khu vùc vẫn đổ vào hồ. Bùn cặn trong nước thải, nước mưa chảy tràn lắng đọng vào đầu hồ làm giảm dung tích, tăng lượng chất hữu cơ và các chất ô nhiễm

khác trong hồ. 2 cửa xả nước phía nam là cống Bách Khoa và Nam Khang được cải tạo lại. Cống Nam Khang trước đây chỉ là một hố giữ nước thủ công, sau khi được cải tạo với hệ thống van sẽ đảm bảo giữ được nước vào mùa khô cho hồ. Do đây là một hồ lớn nên quá trình xử lý tách nước cũng phức tạp và khó khăn hơn những hồ điều hoà khác.

- Riêng giá trị Phosphat P043- có chiều hướng tăng vọt. Điều này có khả năng liên quan tới tăng cường chăm sóc cây, cỏ tại vườn hoa, trong đó có việc sử dụng phân bón lân để bón và phòng bệnh cho cây.

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa không thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 25).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC HỒ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 57 -57 )

×