Quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ hà nội giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 64 - 68)

VII Quận Thanh Xuân

3.2.5.Quận Tây Hồ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.5.Quận Tây Hồ

Hồ Tây

Hồ Tây có chu vi 7584m, diện tích 446ha. Là hồ có diện tích lớn nhất và điều hịa vi khí hậu cho Thủ đơ. Các cửa cống vào hồ là các tuyến cống xung quanh hồ và từ hồ Trúc Bạch sang. Nước từ hồ ra mương cống Đõ (cửa điều tiết Hồ Tây A), cửa cống Xuân La, Xuân Đỉnh (cửa điều tiết Hồ Tây B) ra mương Nghĩa Tân

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006, 2007 và 2010 nước hồ cho thấy: - Chất lượng nước Hồ Tây không đạt loại B, QCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 (tiêu chuản so sánh chất lượng nước cuối năm 2008, 2009 và 2010), Cụ thể điển hình là giá trị BOD, COD, coliform tổng số luôn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Đặc biệt, mặc dù giá trị Phosphat P043- quá tiêu chuẩn cho phép (loại B), song có xu hướng giảm rõ rệt từ 2006 – đên 2010. Điều này có khả năng liên quan đến việc giảm diện tích trồng cây khu vực ven hồ trong thời gian qua, từ đó kéo theo hạn chế sử dụng phân lân để bón và phịng bệnh cho cây.

- Ngoài ra giá trị dầu mỡ, giá trị Coliform trong nước trong năm 2010 giảm nhiều so với các năm 2007, 2009. Điều này cũng liên quan tới việc kè hồ, thu gom nước, hạn chế nước mưa chảy tràn đổ vào hồ.

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa khơng thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 26).

Hình 26 - Chất lƣợng nƣớc Hồ Tây

Hồ Trúc Bạch

Hồ Trúc Bạch vốn là một phần của hồ Tây, do đắp đê Cố Ngự (thế kỷ 17) tách ra. Hồ có diện tích 26 ha, độ sâu mực nước thấp nhất trong mùa mưa 6,2 m

Kết quả quan trắc chất lượng nước giai đoạn 2006, 2007 và 2010 nước hồ cho thấy:

- Chất lượng nước hồ Trúc Bạch không đạt loại B, QCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 (tiêu chuản so sánh chất lượng nước cuối năm 2008, 2009 và 2010), cụ thể là giá trị BOD, COD, Phosphat P043-, dầu mỡ, coliform tổng số vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Cụ thể:

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị BOD là 67 và 28 mg/l vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 2,68 và 1,12 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 25 mg/l), đến năm 2010 giá trị BOD xác định là 21 mg/l – vẫn vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,4 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 15 mg/l).

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị COD là 119 và 35 mg/l vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 3,4 và 1,16 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 30 mg/l), đến năm 2010 giá trị COD xác định là 47 mg/l – vẫn vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 1,34 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 35 mg/l).

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị Phosphat P043-

là 7,2 và 0,7 mg/l vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 36 và 3,5 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 0,2 mg/l), đến năm 2010 giá trị Phosphat P043-

xác định là 1,195 mg/l – vẫn vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 3,98 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,3 mg/l)

+ Mùa khô năm 2006, 2007 giá trị dầu mỡ là 1,5 và 0,5 mg/l vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 5 và 1,66 lần (TCVN 5942-1995 Cột B là 0,3 mg/l), đến năm 2010 giá trị dầu mỡ xác định là 1,195 mg/l – vẫn vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 11,95 lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1: 0,1 mg/l)

- Nhìn chung, giá trị BOD, Phosphat P043- , coliform tổng số giảm theo thời gian từ 2006 đến 2010. Nguyên nhân phần nào là do hệ thống xử lý nước thải Trúc Bạch đổ nước thải vào hồ đã hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua. Nước thải lưu vực Phạm Hồng Thái - Nguyễn Trường Tộ cũng được xử lý tại Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch công suất Q = 2300 m3/ngày trước khi xả vào hồ Trúc Bạch. Sau khi nạo vét, kè hồ và tách nước thải, chất lượng nước các hồ này đã được cải thiện rõ rệt.

- Giá trị dầu mỡ trong nước hồ mặc dù giảm theo thời gian, song tất cả các năm đề phân tích thấy ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Điều này phần nào thể hiện, nước hồ vẫn bị rò rỉ dầu mỡ từ các hoạt động ven bờ thải vào: kho chứa xăng dầu gần Yên Phụ, các cơ sở sửa chữa xe máy khu vực lân cận hồ còn khá nhiều.

- Điều đáng lưu ý là mặc dù giá trị BOD nước hồ giảm theo thời gian, song đối với COD chưa thấy rõ sự thay đổi theo chiều hướng này. Nguyên nhân chưa xác định rõ, đây chính là vấn đề cần có theo dõi tiếp để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp.

- So sánh chất lượng nước hồ giữa 2 mùa khô và mưa khơng thấy có sự sai khác đáng kể (Hình 27).

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ hà nội giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 64 - 68)