Với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà Nội là một trong những thành phố phát triển các ngành kinh tế mạnh mẽ. Cùng với mật độ dân số trung bình cao, tình trạng di cư từ vùng nông thôn lên thành phố ngày càng nhiều trong khi hạ tầng kỹ thuật không phát triển tương xứng, làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải của các ngành, sinh hoạt. Chính vì vậy, đã tạo sức ép lớn đối với môi trường nước của toàn thành phố
Tình trạng các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu đô thị… xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm.
Tại Hà Nội, tổng lượng nước thải từ các nguồn khác nhau của thành phố khoảng 670.000 m3
, trong đó có tới hơn 620.000m3
(93% tổng lượng nước thải) chưa được xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát nước. Lượng nước thải còn lại chỉ được xử lý sơ bộ hoặc trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các tuyến thoát nước chung. Nước thải có chất dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh như lignin, sulfua hữu cơ, axit béo, các chất hữu cơ mạch vòng có chứa Clo...
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt tại thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ lớn, tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao đã làm cho chất lượng nước sông, hồ Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đó, dân số tại Hà Nội gia tăng nhanh chóng chưa kể đến dân số nhập cư từ các tỉnh khác đến Hà Nội, làm ăn, sinh sống,. Trong khi đó, hạ tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương ứng, làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng BOD5 và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao; nước thải có nhiều Coliform, các vi khuẩn và mầm bệnh.
Nước thải công nghiệp
Theo mức độ nguy hại, nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa. Hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội tạo nguồn thải lớn. Tuy nhiên,
mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước cũng khác nhau (Bảng 5).
Bảng 5 - Xếp hạng các ngành có tải lƣợng ô nhiễm cao nhất tại Hà Nội
STT Ngành Tải lƣợng ô nhiễm nƣớc
(tấn/năm)
1 Sản xuất sắt thép 4.224,7
2 Vật liệu xây dựng từ đất sét 1,3
3 Sản xuất nhựa 156,2
4 Giấy, bìa và bao bì từ giấy và bì 2.013,7
5 Các hoá chất khác 495,3
6 Các hoá chất cơ bản, trừ phân bón và hợp chất nitơ
244,0
7 Đúc kim loại màu 608,3
8 Sản xuất đầu máy xe lửa, toa xe 1.032,7
9 Phân bón và hợp chất nitơ 295,8
10 Xi măng, vôi và thạch cao 12,9
(Nguồn: Bộ Công thương, 2010) [2]
Nước thải ngành cơ khí chứa nhiều dầu mỡ và chất thải rắn lơ lửng, trong khi đó nước thải của các cơ sở chế biến thực phẩm lại chứa nhiều các hợp chất hữu cơ. Đặc biệt nước thải sản xuất dệt nhuộm là chứa nhiều loại hoá chất như xút, thuốc tẩy, phèn, nhựa thông, phẩm màu… Gây ảnh hưởng xấu tới môi trường (Hình 9).
Hình 9 - Tỉ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp đối với tổng thải lƣợng BOD5 và TSS năm 2006
Ghi chú: Sử dụng IPPS (Industrial Pollution Projection System) với hệ số ô nhiễm đã được điều chỉnh cho Việt Nam
(Nguồn: Bộ Công thương, /2010) [2]
Khung 2. Lƣu lƣợng nƣớc thải của một số ngành công nghiệp tại Hà Nội
- Các cơ sở dệt nhuộm: 14.500 – 17.210 m3 /ngày
- Các nhà máy công nghiệp thực phẩm: 13.870 – 16.010 m3 /ngày - Các nhà máy hoá chất: 24.500 – 26.540 m3
/ngày - Các nhà máy cơ khí: 3.730 – 4.500 m3
/ngày
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2005 [1] Nước thải làng nghề
Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm... là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng gây phát sinh khối lượng lớn nước thải với
độ ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Nước thải dệt nhuộm có độ màu lớn. Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm... nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải có thành phần phức tạp bị ô nhiễm bởi các hóa chất, axit, muối kim loại, xianua, các kim loại nhất là các kim loại nặng như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu...
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề tại Hà Nội những năm qua và cả của những năm 2009, 2010 cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trước. Một phần do quy mô sản xuất tăng trong khi nước thải vẫn không được xử lý trước khi thải vào môi trường.
Thải lượng các chất hữu cơ trong nước thải sản xuất cuá các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm khá cao. Số liệu được dẫn trong bảng 6
Bảng 6 - Thải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải của một số làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm tại Hà Nội
Đơn vị: Tấn/năm
Làng nghề Sản phẩm COD BOD5 SS
Bún Phú Đô 10.200 76.90 53.14 9.38
Rƣợu Tân Độ 450.000 lít 2.250 13.01 11.55
Tinh bột Tân Hoà - Quốc Oai
52.000 13.050 934.4 2.133
Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia Việt Nam – Môi trường Làng nghề Việt Nam, Xuất bản Bộ Tài nguyên Môi trường, 2006 [18]
Chƣơng 2