KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát các chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh được áp dụng đối với một số doanh nghiệp dược phẩm trong nước và nước ngoài, đề tài đã đưa ra được một cách khái quát các hình thức và công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh mà hai nhóm doanh nghiệp dược phẩm trong nước và nước ngoài thường áp dụng. Từ đó có cái nhìn so sánh giữa hai nhóm công ty và đưa ra một số nhận định như sau:
Các công ty dược phẩm nước ngoài thường áp dụng các chiến lược và công cụ xúc tiến hỗ trợ kinh doanh một cách bài bản. Các công này cũng phải chi trả một khoản kinh phí rất lớn để thực thi các chiến lược một cách tổng thể như vậy. Tuy
nhất và mang lại hiệu quả cao.
Các công ty dược phẩm trong nước thì linh hoạt hơn khi lựa chọn và áp dụng các chính sách và công cụ xúc tiến và yểm trợ kinh doanh cho phù hợp với tiềm lực của công ty cũng như khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của thị trường dược phẩm. Nhóm công cụ chủ yếu mà các công ty trong nước áp dụng là các công cụ chi phí thấp và mang lại hiệu quả trên diện rộng các đối tượng công chúng. Các hoạt động PR nhằm quảng bá hình ảnh công ty cũng ngày càng được quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, các công ty này cũng vẫn còn có những hoạt động marketing không minh bạch và chưa được quản lý.
ĐỀ XUẤT:
•Đối với các doanh nghiệp nước ngoài :
Đối tượng khách hàng mục tiêu của các công ty dược phẩm nước ngoài thường chỉ khu trú ở các bác sĩ chuyên khoa ở các bệnh viện lớn ở các thành phố lớn. Do đó công các ty này cũng nên mở rộng hoạt động trình dược viên tại các hiệu thuốc hoặc một số các bệnh viện tuyến tỉnh. Nhờ đó có thể tăng doanh số bán của không chỉ các thuốc chuyên khoa mà cả các thuốc thông thường, thuốc OTC.
•Đối với các công ty dược phẩm trong nước :
Các doanh nghiệp trong nước cũng cần học hỏi các chiến lược marketing bài bản của các doanh nghiệp nước ngoài, có chiến lược marketing hợp lý giúp phát huy những ưu thế của mình, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dược phẩm trong nước trên thị trường.
Các doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh một cách hợp lý. Cần chú trọng hơn nữa trong việc đào tạo đội ngũ trình dược viên về cả kiến thức lẫn kỹ năng, cũng như cần có các chế độ đãi ngộ, lương thương hợp lý nhằm thu hút những nhân viên có năng lực gắn bó với công ty.
PR cần được thực hiện bài bản và hiệu quả giúp nâng cao uy tín của công ty, chiếm được niềm tin của người dân cũng như các nhà chuyên môn. Đây cũng là một lợi thế đầy tiềm năng mà các công ty dược trong nước nên khai thác trong thị trường cạnh tranh khốc liệt với các thuốc nước ngoài như hiện nay.
•Đối với Bộ Y tế và Cục quản lý Dược Việt Nam :
Cần có biện pháp quản lý giá thuốc hữu hiệu, giúp ngăn chặn tình trạng giá thuốc đội lên quá cao do hoạt động “Marketing đen”, hay do tình trạng độc quyền phân phối của các tập đoàn dược phẩm lớn.
Cần có biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm quy chế về thông tin quảng cáo thuốc, cũng như các hoạt động “marketing đen” còn diễn ra trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢOTIẾNG VIỆT :