Thiếu các quy định chặt chẽ về quan hệ tín thác tài sản.

Một phần của tài liệu phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ở việt nam (Trang 72 - 75)

Một điểm hạn chế nhất hay một tồn tại cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hành khi áp dụng mô hình tín thác tại Việt nam, đó là thiếu vắng các quy định chặt chẽ về tín thác tài sản. Tín thác là một quan hệ uỷ thác mà theo đó một người nắm giữ lợi ích của tài sản nhưng bị bắt buộc, theo quy định pháp luật phù hợp, giữ hoặc sử dụng tài sản đó vì lợi ích của người khác hoặc vì một số mục đích khác.

Nguyễn Thị Võn Anh Thị trường chứng khoỏn 42B

73

Tài sản tín thác tạo thành một quỹ độc lập và không phải là một phần tài sản của riêng người được tín thác. Tài sản tín thác đứng tên người thụ uỷ hoặc tên người khác thay mặt người được tín thác.Người thụ uỷ được coi là người sở hữu tài sản tín thác. Người thụ uỷ có quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản theo những điều khoản của hợp đồng tín thác và những nghĩa vụ đặc biệt do pháp luật quy định. Một nghĩa vụ cơ bản đi kèm với tài sản tín thác và ràng buộc người người thụ uỷ, đó là quản lý và sử dụng tài sản tín thác phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín thác vì lợi ích của người hưởng lợi.

Người hưởng lợi là được định nghĩa trong pháp luật tín thác là người vì lợi ích của họ mà quan hệ tín thác được tạo ra. Người hưởng lợi có thể là một người xác định hoặc một nhóm người. Những người hưởng lợi không cần tồn tại tất cả ở vào thời điểm hợp đồng tín thác được tạo ra, nhưng người hưởng lợi phải được xác định chắc chắn. Điều này nghĩa là phải đưa ra các tiêu chuẩn để xác định ai là người hưởng lợi. Hợp đồng tín thác sẽ không thể thực hiện nếu người thụ uỷ không thể xác định được ai là người hưởng lợi.

Những người hưởng lợi được quyền yêu cầu người thụ uỷ thực thi các nghĩa vụ được coi là phù hợp để quản lý và sử dụng một cách thích đáng nhất tài sản tín thác. Người hưởng lợi được quyền khiếu nại cá nhân (quyền cho phép họ kiện người thụ uỷ với tư cách cá nhân vì các khoản thiệt hại của mình) và quyền truy đòi (quyền cho phép phục hồi hay truy tìm tài sản tín thác) nếu người thụ uỷ phá vỡ nghĩa vụ của mình đối với tài sản tín thác.

Các quy định hiện hành liên quan tới các quỹ đầu tư dạng tín thác tại Việt nam còn chưa chặt chẽ và đầy đủ để điều chỉnh quyền hạn, trách nhiệm của người tín thác và đặc biệt là người thụ uỷ trong hoạt động của quỹ cũng như các quyền của người hưởng lợi trong trường hợp tài sản của họ bị xâm phạm. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

Về hợp đồng quản lý giám sát:

Theo quy định đó hiện hành, hợp đồng quản lý giám sát do "công ty quản lý quỹ ký với ngân hàng giám sát phải phù hợp với các quy định của pháp luật và điều lệ quỹ”. Nội dung chính của hợp đồng quản lý giám sát là tên công ty quản lý quỹ, tên ngân hàng giám sát, tên quỹ đầu tư chứng khoán; quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát; chi phí và phương thức thanh toán các khoản phí cho công ty quản lý quỹ; chi phí và phương thức thanh toán các khoản phí cho ngân hàng giám

Nguyễn Thị Võn Anh Thị trường chứng khoỏn 42B

74

sát; việc giải thể quỹ; hình thức và nội dung của chứng chỉ, việc phát hành, chào bán, chuyển nhượng và huỷ bỏ chứng chỉ, việc thay đổi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thời hạn hợp đồng, việc kết thúc và sửa đổi hợp đồng.

Bản chất hợp đồng quản lý giám sát chính là hợp đồng tín thác. Theo quy định về quỹ đầu tư chứng khoán dạng tín thác trong hệ thống thông luật, hợp đồng tín thác là hợp đồng ký kết giữa ba bên, giữa người đầu tư (người hưởng lợi), người tín thác và người thụ uỷ. Như vậy, người hưởng lợi cũng như quyền của họ đều không được đề cập tới. Ngoài ra, họ là người thụ hưởng chính trong quan hệ tín thác đó, nhưng các quy phạm trên chưa đưa ra các quy định về việc tham gia của họ vào việc ký kết hợp đồng tín thác.

Trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng giám sát:

Trách nhiệm này theo quy định hiện hành bao gồm tách biệt tài sản của từng quỹ với các tài sản khác; kiểm tra giám sát, đảm bảo việc quản lý quỹ phù hợp với điều lệ quỹ, thực hiện các hoạt động thu chi của quỹ theo đúng hướng dẫn của công ty quản lý quỹ; xác nhận các báo cáo do công ty quản lý quỹ lập liên quan tới tài sản và hoạt động của quỹ; thực hiện báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường theo đúng quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước; báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện Ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật hay trái với điều lệ quỹ.

Như vậy, các ngân hàng bảo quản sẽ đảm nhận luôn chức năng giám sát hoạt động của quỹ. Có thể thấy rõ nghĩa vụ của tổ chức giám sát là những người phải chịu trách nhiệm đối với các tài sản uỷ thác, tức là tiền góp vào quỹ, của người đầu tư uỷ thác cho họ. Nhưng vấn đề này dường như chưa được quy định một cách cụ thể. Liên quan tới quyền lợi của người người giám sát, theo quy định ngân hàng giám sát được hưởng các khoản phí quy định trong Điều lệ quỹ, không được nhận bất cứ lợi ích nào khác cho chính mình hoặc cho bên thứ ba, mà chứng từ này do công ty quản lý quỹ lập. Nếu trường hợp công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát không thoả thuận được mức phí giám sát bảo quản hoặc mức này quá thấp thì liệu tổ chức thụ uỷ có đảm nhận được vai trò của mình không khi quyền lợi và nghĩa vụ không tương đương. Ngoài ra, việc công ty quản lý quỹ được tự lựa chọn ngân hàng giám sát cho các quỹ do mình quản lý sẽ có thể dẫn đến những hoạt động không khách quan. Ví dụ như công ty quản lý quỹ có thể lựa chọn các ngân hàng

Nguyễn Thị Võn Anh Thị trường chứng khoỏn 42B

75

giám sát trên cơ sở chi phí thấp hoặc có quan hệ với cổ đông chính của công ty quản lý quỹ. Vì thế sự lựa chọn nhiều khi không phải dựa vào năng lực cũng như chất lượng dịch vụ của bản thân ngân hàng được lựa chọn. Ngoài ra, do trả chi phí thấp nên vai trò giám sát đối với hoạt động của quỹ của tổ chức bảo quản không cao. Như vậy, họ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm vật chất nào nếu quyền lợi của người đầu tư bị phương hại do hoạt động của quỹ không hiệu quả.

Quyền truy đòi của người hưởng lợi trong trường hợp người thụ uỷ không làm tròn trách nhiệm của mình, gây thiệt hại cho người đầu tư chưa được đề cập đến cũng như chưa có quy định rõ các trường hợp ngân hàng giám sát có quyền truy đòi công ty quản lý quỹ khi công ty này không tuân thủ Điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán hoặc các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ở việt nam (Trang 72 - 75)