Như đã đề cập ở trên, việc huy động được vốn để hình thành quỹ hoàn toàn dựa trên cở sở niềm tin của công chúng đối với công ty quản lý quỹ. Vì vậy, mức vốn pháp định cho công ty quản lý quỹ cần phải được xem xét sửa đổi, đồng thời phải bổ sung các quy định về cơ cấu sở hữu của công ty quản lý quỹ cũng như hướng dẫn việc sử dụng vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ.
Về mức vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ nên ở mức tối thiểu là 20 tỷ đồng thay vì 5 tỷ đồng như hiện nay. Mức vốn này ngoài lý do chính là đảm bảo tiềm lực tài chính của công ty quản lý quỹ, tạo niềm tin cho người đầu tư, sẽ giới hạn các tổ chức nhỏ tham gia vào việc hình thành công ty quản lý quỹ. Thực tế, do mức vốn pháp định theo quy định hiện hành thấp nên các tổ chức kinh tế nhỏ cũng có thể đứng ra thành lập công ty quản lý quỹ, dẫn đến bản thân tiềm lực của công ty nhỏ, nếu không kiểm soát được sẽ có thể dẫn đến những ảnh hưởng lớn đối với người đầu tư do tính chất xã hội hoá của hình thức đầu tư qua quỹ.
Việc nâng mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ sẽ làm phát sinh một số vấn đề mà cần thiết phải đưa ra các quy định cụ thể. Cụ thể :
- Công ty quản lý quỹ được sử dụng tiền của mình để đầu tư vào các công cụ tài chính nào
- Công ty quản lý quỹ có được sử dụng vốn của mình để đầu tư ban đầu vào các quỹ do mình lập ra nhằm thu hút công chúng đầu tư cũng bằng tạo cơ chế cùng phân chia lợi nhuận cũng như gánh chịu rủi ro giữa công ty và những người đầu tư vào quỹ hay không.
- Cần phải tách bạch thế nào giữa hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư do công ty quản lý để tránh mâu thuẫn lợi ích.
Việc cho phép các công ty quản lý quỹ được đầu tư một phần vốn và tài sản của mình vào các quỹ như phần chung vốn vào quỹ với người đầu tư là rất cần thiết đặc biệt trong giai đoạn đầu. Việc công ty quản lý quỹ tham gia góp vốn hình thành nên quỹ sẽ góp phần tăng niềm tin cho công chúng đầu tư vì chính bản thân công ty khi góp vốn vào quỹ có nghĩa là công ty sẽ cùng gánh
Nguyễn Thị Võn Anh Thị trường chứng khoỏn 42B
84
chịu rủi ro với các nhà đầu tư vào quỹ, đồng thời khi”đồng tiền gắn liền khúc ruột”trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của bản thân công ty quản lý quỹ đối với quỹ cũng tăng lên. Tuy nhiên, để tránh mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư, cần thiết phải có quy định cụ thể về tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh đói với những người điều hành các quỹ cũng như những người lãnh đạo của công ty quản lý quỹ nói chung.
Huớng dẫn cụ thể cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được dùng vốn điều lệ đầu tư vào các công cụ tài chính có thu nhập cố định, ví dụ trái phiếu chính phủ, các công cụ của thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, các loại thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đồng thời, để tránh tình trạng các công ty quản lý quỹ thao túng hoạt động của các quỹ, cần thiết phải đưa ra tỷ lệ hoặc giá trị tài sản tối đa công ty quản lý quỹ được đầu tư vào các quỹ do mình quản lý cũng như quy định cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được mua chứng chỉ đầu tư của các quỹ khi phát hành lần đầu.