Về thủ tục và biện pháp cƣỡng chế thi hành án

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 46 - 48)

Thủ tục và biện pháp cưỡng chế thi hành án là vấn đề quan trọng nhất trong pháp luật thi hành án dân sự, thể hiện ý chí và quyền lực nhà nước trong việc tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, cưỡng chế là biện pháp chỉ thực hiện khi các đương sự không tự nguyện thi hành án, do đó các nước có những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục chặt chẽ để thực hiện cưỡng chế thi hành án.

Ở Inđônêxia nếu người phải thi hành án không có hoặc không có đủ tài sản để thi hành, thì theo yêu cầu của bên thắng kiện, Chánh án Tòa án quận, huyện có thể trao trát cho Thừa phát lại để bắt người phải thi hành án. Điều này được thể hiện bằng cách buộc người phải thi hành án phải trả cho nhà tù một khoản tiền do người đã không chấp hành bản án hoặc do không có tài sản nào để có thể kê biên. Người bị bắt có thể bị giam giữ trong thời hạn

3 năm. Đối với người phải thi hành án tuy không có thiện ý thi hành nhưng từ 75 tuổi trở lên, sẽ không áp dụng các biện pháp cưỡng chế (ví dụ bắt giam). Biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng đối với người nhận tài sản thừa kế từ người phải thi hành án không thiện ý nói trên, đã mắc nợ từ 1 tỉ Ru-pi trở lên. Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế (bắt giam) đối với người phải thi hành án là 6 tháng.

Ở Cộng hòa Pháp: Pháp luật quy định mọi tài sản của người mắc nợ đều có thể bị kê biên ngay cả khi tài sản đó do người thứ ba giữ. Các biện pháp cưỡng chế chủ yếu là: kê biên thanh toán nợ; kê biên tiền lương căn cứ vào định mức có thể kể biên tiền công, lương, tổng số nợ và lãi suất con nợ theo yêu cầu của chủ nợ hoặc người mắc nợ; khi các tài sản bị kê biên do người thứ ba giữ và hiện đang ở trong nhà người này thì việc kê biên chỉ được tiến hành khi có lệnh của Thẩm phán thi hành án; phong tỏa động sản; các biện pháp thi hành án đối với các phương tiện cơ giới đường bộ: Thừa phát lại có thể báo cho cơ quan quản lý và đăng ký xe cơ giới đường bộ của tỉnh, việc tống đạt thông báo này cho người mắc nợ có giá trị như việc kê biên. Đối với việc cưỡng chế trả nhà, pháp luật của Pháp quy định trừ trường hợp có quy định đặc biệt việc trục xuất hoặc cưỡng chế ra khỏi một tòa nhà, một nơi ở chỉ được tiến hành nếu có quyết định của tòa án hoặc trên cơ sở một biên bản hòa giải có hiệu lực thi hành, sau khi có lệnh tống đạt giải tỏa nhà.

Vấn đề chúng ta có thể học hỏi qua kinh nghiệm các nước là pháp luật thi hành án dân sự cần quy định nhiều biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ và hiệu quả, với trình tự, thủ tục tuy không phức tạp, nhưng chặt chẽ. Nhìn chung tổ chức thi hành án dân sự các nước không giống nhau. Tùy theo tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội, yếu tố truyền thống, tâm lý...mà tổ chức thi hành án dân sự của mỗi nước thể hiện dưới mỗi hình thức khác nhau. Việc thi hành án chủ yếu căn cứ theo đơn yêu cầu của người được thi hành án, thể hiện khá đầy đủ quyền tự định đoạt của đương sự. Các nước đều quy định chế độ lệ phí thi

hành án, nhìn chung các chi phí thi hành án do đương sự chịu, nhà nước chỉ hỗ trợ trong chừng mực cần thiết. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên được pháp luật quy định khá rộng và đảm bảo hiệu lực thực thi. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án được quy định hết sức chặt chẽ, cụ thể bảo đảm hiệu lực thực thi bản án, quyết định, đồng thời lưu ý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và người có liên quan.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 46 - 48)