Nguyên nhân của những vƣớng mắc

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 75)

Thứ nhất, do điều kiện sống ảnh hưởng đến quá trình thi hành án. Đời

sống dân sinh ở Thái Bình chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn số người đi xa khỏi địa phương để tìm việc làm bươn chải ngày càng nhiều, việc quản lý các đối tượng về trật tự an toàn xã hội là một vấn đề hết sức phức tạp cũng chính vì vậy vi phạm pháp luật ở ngoài địa phương ngày càng tăng, có đối tượng phải chấp hành trên 2 án tỉnh ngoài uỷ thác về. ngàyPhạm Văn Toàn, Phan Xuân Lộc xã Vũ Đoài (Vũ Thư), Nguyễn Hữu Thọ ở Minh Quang (Vũ Thư), Nguyễn Mạnh Hưng ở Tân Phong (Vũ Thư)... Đối tượng phải thi hành án số đông là thanh niên mới lớn, sống phụ thuộc gia đình, không tài sản, không có nguồn thu nhập, sống lang thang trộm cắp chuyên nghiệp được ra tù lại phạm tội vào tù, có nhiều đối tượng nghiện hút, mua bán tàng trữ ma túy dẫn đến tồn đọng nhiều như Lê Huy Hoàng xã Thụy Hà (Thái Thụy), Nguyễn Hồng Hải xã Thụy Xuân (Thái Thụy)… Đặc biệt có một số đối tượng phải thi hành từ 02 đến 03 bản án như Phạm Văn Bình ở Thái Phúc (Thái Thụy) 3 án, Hoàng Văn Hải ở Thái Phúc (Thái Thụy) 2 án…, một số đối tượng bỏ khỏi địa phương hơn 10 năm nay. Đối tượng phải thi hành án có một số là ngư dân, thường xuyên đi biển dài ngày, cán bộ, chấp hành viên cơ quan thi hành án ít có dịp gặp trực tiếp để đôn đốc, giáo dục, thuyết phục...

Thứ hai, từ phía các đương sự trong quá trình thi hành án. Người phải

thi hành án cố tình chây ỳ, cản trở không thực hiện bản án mặc dù họ có tài sản, có điều kiện thi hành án; người phải thi hành án bỏ trốn khỏi địa phương hiện không rõ địa chỉ hoặc có địa chỉ tại địa phương nhưng lại không rõ nơi cư trú…Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và những người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp bị ảnh hưởng, nhất là đối với những người phải thi hành án. Nếu họ không tự nguyện thi hành nghĩa vụ, chấp hành viên sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc họ phải thực hiện theo đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án vì lợi ích của người được thi hành án. Do đó, trong giai đoạn này, người phải thi hành

án thường tìm mọi cách để trì hoãn, trốn tránh việc thi hành án, làm cho việc thi hành án trở nên khó khăn, phức tạp.

Do bị cáo đang phải thi hành án phạt tù, không có tài sản để thi hành (chủ yếu là các tội phạm về ma túy, buôn lậu, cướp hoặc trộm cắp tài sản). Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, thì ngoài các hình phạt chính đối với các tội phạm về ma túy, Tòa án có thể áp dụng biện pháp phạt tiền từ vài chục triệu đồng trở lên đối với bị cáo. Biện pháp phạt tiền được áp dụng đối với phần lớn các tội phạm về ma túy, thông thường mức phạt tiền trong các vụ án về ma túy là rất lớn, nhằm tước đoạt lại các khoản lợi bất chính mà những kẻ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy kiếm được, nhưng đối với những con nghiện ma túy, khi đã sa vào nghiện ngập thì không thể có tài sản để có thể thi hành được mức phạt tiền mà Tòa án đã tuyên như vụ bị cáo Nguyễn Thị Ngọc (tức Dần) ở tổ 1, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình phải thi hành 8 bản án về ma túy với số tiền phạt gần 1 tỷ đồng, trong khi đó bị cáo đã ngoài 70 tuổi, đang phải chấp hành hình phạt tù, tài sản không có. Hoặc có nhiều vụ án ma túy, đơn thuần là các con nghiện chỉ chung nhau góp tiền mua thuốc và tự tiêm chích cho nhau, nhưng theo quy định của pháp luật vẫn bị phạt tiền đến vài chục triệu đồng trong khi bị nghiện ngập, tài sản riêng không có, sống phụ thuộc gia đình.

Do các đương sự đã bị kê biên, phát mại đến nay không còn tài sản gì để thi hành như vụ Nguyễn Phú Nghìn, theo bản án số 1044/DSPT ngày 25/7/1992 của Tòa án nhân tối cao phải bồi thường cho Chi cục dự trữ quốc gia 808 tấn thóc, 720 tấn gạo, 48.000.000đồng và phải nộp 67.208.000đồng án phí. Ngôi nhà duy nhất tại tổ 20, phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình đã bị kê biên, phát mại, bản thân Nghìn thì đi tù…

Thứ ba, số việc có giá trị từ 500.000đ trở xuống chuyển giao cho Ủy

ban nhân dân xã, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành án nhưng chưa thực sự có trách nhiệm tổ chức thi hành án dẫn đến kết quả không cao, chủ yếu chỉ do

1 cán bộ tư pháp thực hiện. Thực tế cán bộ tư pháp không trực tiếp tác động hồ sơ thi hành án mà khi đương sự có việc gì liên quan tới giấy tờ ở cấp xã thì cán bộ tư pháp mới tác động đến hồ sơ.

Thứ tư, việc xét miễn giảm án phí đã được triển khai nhưng kết quả xét

miễn giảm chưa được nhiều. Việc phối hợp giữa các cơ quan về xét miễn giảm thi hành án theo Thông tư 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA- BTC về hướng dẫn việc miễn, giảm thi hành án ngày 17/6/2005 còn chậm.

Thứ năm, do nguyên nhân từ phía cán bộ, chấp hành viên. Thủ trưởng

cơ quan thi hành án dân sự chưa thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các chấp hành viên, cán bộ thi hành án làm tốt việc phân loại án để xử lý theo quy định như trả đơn, ủy thác, đình chỉ...

Chấp hành viên chưa tích cực gặp gỡ gia đình, thân nhân người phải thi hành án để động viên giáo dục, thuyết phục họ trách nhiệm hơn nữa và thực hiện nghiêm túc việc thi hành án của người thân trong gia đình. Cán bộ chưa yên tâm công tác, ý thức kỷ luật lỏng lẻo vì vậy phần nào hạn chế, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lao động. Năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.

Thứ sáu, các cơ quan có thẩm quyền tuy đã thực hiện đúng quy định

của pháp luật về phối hợp trách nhiệm trong thi hành án dân sự, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp quy định trên chưa được thực hiện đúng. Vướng mắc nổi cộm ngay ở khâu quy định của pháp luật là trong nhiều trường hợp bán án đã có hiệu lực pháp luật, đã được đưa ra thi hành hoặc thi hành xong hoàn toàn nhưng sau đó vẫn có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoãn hoặc kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong năm 2010 thi hành án dân sự Thái Bình có 05 việc sau khi đã tổ chức cưỡng chế xong từ năm 2009 thì năm 2010 đã bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, có bản án đã bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm [23].

Chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án. Nhiều nơi người được thi hành án do không hiểu pháp luật nên đã không yêu cầu thi hành án hoặc người phải thi hành án do nhận thức sai lầm về pháp luật nên đã cản trở hoặc chống đối thi hành án một cách quyết liệt làm ảnh hưởng đến việc thi hành án pháp luật. Việc phối hợp trong khi thực hiện cưỡng chế thi hành án còn chưa tốt, chưa phát huy hết trách nhiệm của bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương. Có nơi cơ quan công an còn cho rằng việc cưỡng chế thi hành án là nhiệm vụ riêng của cơ quan thi hành án nên khi cơ quan thi hành án đề nghị bảo vệ cưỡng chế thì công an không cử người tham gia, hoặc cử không đủ số lượng cần thiết…

Thứ bảy, hoạt động của cơ quan xét xử có tác động trực tiếp đến hiệu

quả công tác thi hành án dân sự, nhưng hiện nay trong quan hệ giữa cơ quan xét xử và cơ quan thi hành án vẫn còn tồn tại vướng mắc như: Nhiều trường hợp án tuyên không rõ ràng, không sát với thực tế (như đã phân tích ở các trường hợp cụ thể trên) nhưng cơ quan thi hành án không yêu cầu giải thích hoặc yêu cầu giải thích chậm, tòa án có thực hiện giải thích nhưng giải thích không rõ, không kịp thời. Việc chuyển giao bản án từ tòa án sang thi hành án còn chậm…

Ngoài những nguyên nhân trên còn có những nguyên nhân quan trọng khác. Trong số những việc được gọi là chưa có điều kiện thi hành thì số lượng án do đối tượng phải thi hành án tẩu tán tài sản là rất lớn. Thực tế cho thấy, trong quá trình điều tra, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng kê biên tài sản, cho nên trong quá trình điều tra, xét xử các đối tượng đã tẩu tán tài sản. Đến khi kết thúc điều tra, xét xử, tuyên án thì tài sản đã không còn. Đây chính là nguyên nhân của phần lớn án chưa có điều kiện thi hành và tồn hết năm này qua năm khác. Pháp lệnh thi hành án dân sự, rồi đến Luật thi hành án dân sự quy định khi cơ quan thi hành án phát hiện người phải thi hành án có tài sản hoặc tiền tại các ngân hàng, kho bạc…thì được khấu trừ,

phong tỏa tài khoản, nhưng việc này ở Thái Bình có lẽ "chưa có tiền lệ" nên rất khó áp dụng vì các đơn vị này chưa thống nhất, tạo điều kiện để cơ quan thi hành án thực hiện. Bên cạnh đó, tại điều 305 Bộ luật Hình sự quy định rõ: người không chấp hành bản án sẽ phải xử lý hình sự, nhưng điều này xem ra cũng không khả thi, vì cũng "chưa có tiền lệ". Mặt khác, thi hành án là một lĩnh vực khó khăn và rất phức tạp, bởi hầu hết đối tượng phải thi hành án không tự nguyện thi hành, mà cơ quan thi hành án phải áp dụng các biện pháp từ thuyết phục, vận động đến cưỡng chế, nên việc cán bộ thi hành án bị các đối tượng chây ỳ chống đối thường xảy ra, thế nhưng cán bộ thì không có phụ cấp ngành, nghề trừ chấp hành viên, trong khi lực lượng chấp hành viên lại không nhiều, mỗi đơn vị cấp huyện có trên dưới 10 cán bộ thì chỉ có dưới 50% là chấp hành viên. Chỉ so sánh ngay với ngành tòa án thì từ thư ký tòa đến cán bộ làm công việc khác đều được hưởng mức phụ cấp nghề, điều đó cho thấy thi hành án còn chưa được coi trọng nhiều.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình cũng còn nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến tình trạng án tồn đọng vẫn nhiều. Qua phân tích một số vụ điển hình mặc dù nội dung không phải là quá phức tạp nhưng vẫn không thì hành dứt điểm được. Nhìn chung, tỷ lệ thi hành án về việc và tiền đều đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm do Bộ Tư pháp giao nhưng số việc thi hành án chuyển sang năm sau vẫn còn nhiều (trong tổng số 2.834 việc còn phải thi hành thì có 2.316 việc chưa có điều kiện thi hành với số tiền và giá trị hiện vật phải thi hành là 37.632.927.000đ) [22]. Nguyên nhân án tồn đọng qua nghiên cứu và phân tích ở Thái Bình trong phần trên cho thấy đây cũng là nguyên nhân chung của tình trạng án tồn đọng hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)