Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đến trước khi có Pháp lệnh thi hành án dân sự năm

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 38 - 39)

1993 đến trước khi có Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004

Trên cơ sở Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, các cơ quan quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự được hình thành từ Trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước.

Ngày 02/6/1993 Nghị định 30/CP của Chính phủ được ban hành, hệ thống cơ quan quản lý thi hành án dân sự đã nhanh chóng được hình thành cả ở 3 cấp: Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng; Sở Tư pháp cấp tỉnh; Phòng Tư pháp cấp huyện. Các cơ quan tư pháp địa phương nhất là ở một số huyện, thị xã trước đây Phòng Tư pháp bị giải thể do chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy được khẩn trương thành lập lại nhằm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Tư pháp cấp trên trong việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự địa phương.

Về cơ quan thi hành án dân sự: Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án, được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, gồm có: Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng thi hành án quân khu và cấp tương đương; Đội thi hành án thuộc Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tuy nhiên, do Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 còn giữ nguyên các quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, chỉ sửa đổi nội dung liên quan đến thẩm quyền của cơ quan quản lý công tác thi hành án và thủ trưởng cơ quan thi hành án mà chưa sửa đổi bổ sung nhiều nội dung quan trọng khác dẫn đến tình trạng vẫn nhiều án tồn đọng, kéo dài nhiều năm. Bên cạnh đó nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật mới có liên quan đến công tác thi hành án dân sự như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật phá sản doanh nghiệp, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính...thì công tác thi hành án dân sự không còn mang tính chất dân sự thuần túy như trước đây mà cơ quan thi hành án dân sự còn được giao thêm các loại việc mới, có tính đặc thù như thi hành quyết định tuyên bố phá sản, thi hành án kinh tế, lao động, hành chính...

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 38 - 39)