Thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 36)

- Giai đoạn từ 1945-1950

Hoạt động thi hành án trong giai đoạn này chủ yếu là thi hành các bản án, quyết định về hình sự. Trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc cho tạm thời giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những Bộ luật chung thống nhất cho toàn quốc, nếu những đạo luật ấy "không trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa" thì chế định Thừa phát lại được duy trì. Tại Nghị định số 37 ngày 1/12/1945 về tổ chức Bộ Tư pháp, phòng giám đốc Hộ vụ được thành lập, trong đó có Ban công lại thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức Thừa phát lại. Cũng theo tinh thần Sắc lệnh ngày 10/10/1945, những quy định về thủ tục thi hành án dân sự tiếp tục được áp dụng, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tư pháp trong những năm đầu của chính quyền cách mạng.

Sắc lệnh số 13 ngày 20/11/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức Thi hành án dân sự Việt Nam. Tại khoản 3, Điều 3 Sắc lệnh quy định Ban Tư pháp xã có quyền "thi hành những mệnh lệnh của thẩm phán cấp trên" bao gồm các bản án, quyết định của tòa án.

- Giai đoạn từ 1950-1980

Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL về "cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng". Theo quy định này, việc thi hành án dân sự do Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã thực hiện trước đây được thay thế

bằng thẩm phán huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án. Thi hành án dân sự từ chỗ căn cứ vào yêu cầu của đương sự đã trở thành trách nhiệm của Nhà nước. Tòa án chủ động thi hành án dân sự mà không chờ yêu cầu của người được thi hành án.

Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 được ban hành, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên chấp hành án được xác định rõ đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Ngày 13/10/1972, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 186/TC về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên. Tên gọi "Chấp hành viên" được tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, chấp hành viên không thuộc cơ quan thi hành án riêng biệt mà thuộc Tòa án nhân dân các địa phương để thực hiện việc thi hành án dân sự.

- Giai đoạn 1981-1990

Hiến pháp 1980 ra đời kéo theo hàng loạt các đạo luật về tổ chức của bộ máy Nhà nước cũng được ban hành. Nghị định số 143 -HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp đã quy định: Bộ Tư pháp có chức năng quản lý Tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác thi hành án dân sự.

Ngày 28/8/1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự lần đầu tiên đã được ban hành, đặt cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, quy chế Chấp hành viên đã được ban hành kèm theo Nghị định số 68/HĐBT ngày 6/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

Để cụ thể hóa Pháp lệnh, nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành như Thông tư liên ngành số 06-89/TTLN ngày 7/12/89 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp; Thông tư liên ngành số 07- 89/TTLN ngày 10/12/1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc bảo vệ cưỡng chế thi hành án v.v... Đây là một bước phát

triển mới trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật của Nhà nước ta đặc biệt trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

- Giai đoạn 1990-1993

Hiến pháp năm 1992, luật Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992, Luật tổ chức Tòa án nhân dân được ban hành, đã đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho quá trình cải cách tư pháp, trong đó có công tác thi hành án dân sự. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX ngày 6/10/1992 đã thông qua Nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ

quan của Chính phủ "chậm nhất vào tháng 6/1993". Pháp lệnh thi hành án

dân sự ban hành ngày 21/4/1993, có hiệu lực ngày 1/6/1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự ban hành ngày 28/8/1989 đã tạo ra bước ngoặt về tổ chức và hoạt động của công tác thi hành án dân sự ở nước ta, đưa công tác này sang một giai đoạn phát triển mới, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 36)