Về một số nét khái quát của công tác tƣ pháp ở Thái Bình

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 51 - 53)

Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh, công tác tư pháp ở Thái Bình không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện cả về mặt tổ chức và hoạt động.

Trong năm vừa qua hoạt động xét xử có bước chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những thành tích đáng khích lệ, số vụ có kháng cáo, kháng nghị giảm. Tỷ lệ giải quyết các loại án đều đạt và vượt chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao đề ra, không có án để kéo dài quá hạn luật định. Đối với án hình sự, không có trường hợp nào xử oan, không bỏ lọt tội phạm, chất lượng tranh tụng tại phiên

tòa được nâng cao, đường lối xét xử hầu hết các vụ áp dụng đúng pháp luật, công tác xét xử lưu động cũng được tăng cường (năm 2010 toàn ngành Tòa án Thái Bình xét xử 53 vụ lưu động). Đối với án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại…tuy là loại án khó, phức tạp nhất là tranh chấp về chia thừa kế, tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản khi ly hôn…song việc giải quyết cơ bản đúng pháp luật. Công tác hòa giải được thực hiện tốt, trong án dân sự hòa giải trên 30% số vụ. Tỷ lệ án bị hủy của toàn ngành tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình là 12 vụ/2564 vụ bằng 0,47%, tỷ lệ án bị sửa là 34 vụ/2564 vụ bằng 1,33%, trong đó Tòa án nhân dân tỉnh là 1/308 vụ (do lỗi chủ quan của thẩm phán) bằng 0,32%, tỷ lệ án bị sửa là 5/308 vụ bằng 1,6% [39].

Với chức năng giúp Ủy ban nhân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thi hành án trên địa bàn, trong những năm vừa qua, Sở Tư pháp luôn quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án, triển khai tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Chỉ thị 21/2008/CT-TTg ngày 01/7/2008 về tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị 15/CTUB ngày 27/4/2000 về tăng cường công tác thi hành án dân sự, Chỉ thị số 06/CT-UBND năm 2009 về triển khai thực hiện Luật thi hành án dân sự và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thi hành án tỉnh và chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo thi hành án các huyện, thành phố. Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp hoạt động ngày càng có hiệu quả, đã chỉ đạo các ngành phối hợp cùng các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn tỉnh, tổ chức cưỡng chế thi hành dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp kéo dài, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự, giải quyết được nhiều vụ việc tồn đọng khó thi hành có nhiều đơn khiếu nại.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ thi hành án dân sự cũng được Sở Tư pháp đặc biệt quan tâm, khi mới tách ra từ tòa án đội ngũ cán bộ thi hành

án chỉ có 39 người, đến năm 2007 (trước khi tách thành tổ chức độc lập) Sở đã tuyển dụng, tiếp nhận nâng tổng số cán bộ, công chức, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự lên 79 người. Cán bộ được tuyển dụng, cử đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng đủ yêu cầu các ngạch công chức thi hành án và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Đến nay, tuy cơ quan thi hành án đã tách ra tương đối độc lập, không còn như một đơn vị trực thuộc Sở như trước kia, nhưng Sở Tư pháp vẫn luôn quan tâm đến tổ chức và hoạt động thi hành án. Luôn có trách nhiệm trong việc đề xuất, nhận xét, đánh giá bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo Sở là thành viên tích cực trong Ban chỉ đạo thi hành án…

Tất cả những điều kiện trên đã ít nhiều có tác động tới hiệu quả công

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)