2.2. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở THÁI BÌNH THÁI BÌNH
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, tổ chức bộ máy thi hành án dân sự Thái Bình cũng có quá trình phát triển qua từng thời kỳ theo quy định của pháp luật về thi hành án. Theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 thì tổ chức thi hành án dân sự Thái Bình thuộc Tòa án, tức Tòa án có nhiệm vụ thi hành án, đến Pháp lệnh thi hành án 1993 thì nhiệm vụ thi hành án dân sự được chuyển cho một cơ quan nhà nước mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/1993 đó là hệ thống cơ quan thi hành án dân sự. Theo đó, tổ chức cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình do Sở Tư pháp quản lý thống nhất, cơ quan thi hành án cấp tỉnh gọi là Phòng Thi hành án Dân sự tỉnh Thái Bình hoạt động gần như một đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, ở 8 huyện, thành phố là các Đội Thi hành án dân sự do các Phòng Tư pháp quản lý, ở một số huyện như Kiến Xương, Đông Hưng, Quỳnh Phụ.. Đội Trưởng Thi hành án huyện kiêm Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện.
Trên cơ sở Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 quy định về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự theo đó thì Sở Tư pháp được thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đối với cơ quan thi hành án ở địa phương theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong đó có nhiệm vụ được phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế. Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, sự phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước giữa Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp đặc biệt là sự ủy quyền về công tác tổ chức, cán bộ cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Thực hiện sự ủy quyền của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp Thái Bình đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án không ngừng lớn mạnh, từ chỗ chỉ có 39 cán bộ, công chức thi hành án tách ra khỏi Tòa án năm 1993, năm 2007 là 79 người và hiện nay là 101 người. Đội ngũ chấp hành viên và cán bộ thi hành án ngày một tăng về số lượng, đảm bảo về chất lượng, thường xuyên được học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như nghiệp vụ công tác chuyên môn. Phòng Thi hành án Dân sự tỉnh lúc này đổi thành cơ quan Thi hành án Dân sự tỉnh, các Đội Thi hành án đổi thành cơ quan Thi hành án Dân sự huyện theo Quyết định số 739/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 04/5/2005.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT ngày 23/3/2007 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội Vụ hướng dẫn về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan Thi hành án tỉnh, thành phố đến ngày 29/6/2007 Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự - Bộ Tư pháp có Quyết định 995/QĐ-THA thành lập 3 phòng chuyên môn thuộc Thi hành án Dân sự tỉnh Thái Bình gồm:
- Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp và Tài vụ. - Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án.
Đến nay bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự đã được kiện toàn với đầy đủ các chức danh và các Phòng nghiệp vụ. Số lượng biên chế được phân bổ phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ với đủ các chức danh từ Trưởng, Phó đến các chức danh khác, đơn vị thấp nhất là 8 biên chế có 3 Chấp hành viên, đơn vị nhiều là 22 biên chế có 9 Chấp hành viên.
Năm 2008 Luật Thi hành án được ban hành và có hiệu lực từ 01/7/2009, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh đổi tên thành Cục thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án 8 huyện, thành phố đổi tên thành Chi Cục thi hành án ở 8 huyện, thành phố với tổng số 101 cán bộ công chức trong đó:
* Cục Thi hành án dân sự 22 biên chế với 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm:
- 01 Cục trưởng, 02 phó Cục trưởng thi hành án.
- 03 Trưởng phòng, 03 phó trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ. - 09 Chấp hành viên tỉnh.
- 01 Thẩm tra viên. - 02 Kế toán
*Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện với tổng số 89 biên chế gồm: - 08 Chi cục trưởng và 08 phó Chi cục trưởng.
- 42 Chấp hành viên huyện. - 05 Thẩm tra viên.
- 09 Kế toán.
Ngoài ra các chức danh khác đã được tuyển dụng đầy đủ, nhìn chung, đội ngũ cán bộ đã đáp ứng về số lượng và chất lượng chuyên môn. Đội ngũ Lãnh đạo, Chấp hành viên, các chuyên viên và các chức danh khác đều có phẩm chất đạo đức tốt có trách nhiệm yêu ngành, yêu nghề có năng lực chuyên môn, có ý thức tuân thủ các quy chế chức trách và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.