0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Trƣờng hợp thi hành án theo yêu cầu

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH THÁI BÌNH (Trang 57 -57 )

Yêu cầu thi hành án là quyền cơ bản của người dân trong quá trình thi hành án được nhà nước đảm bảo. Đó là quyền yêu cầu nhà nước (thông qua các cơ quan thi hành án) đảm bảo, tổ chức thi hành bản án, quyết định đã được Tòa án nhân danh nhà nước tuyên xử nhằm khôi phục, bảo vệ các quyền, lợi ích bị vi phạm. Theo quy định của pháp luật trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người có quyền yêu cầu thi hành án gồm cả hai bên đương sự người được thi hành án tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành, người phải thi hành án tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện

nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành thì đều có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Để thực hiện quyền yêu cầu thi hành án thì người có quyền yêu cầu thi hành án là cá nhân có quyền tự mình yêu cầu thi hành án. Đối với những trường hợp mà người có quyền yêu cầu là cá nhân là người chưa thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì thực hiện quyền yêu cầu thi hành án thông qua người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc là người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ…thì quyền yêu cầu được thực hiện thông qua người giám hộ.

Người được thi hành án, người phải thi hành án là pháp nhân thực hiện quyền yêu cầu thi hành án của mình thông qua người đại diện theo pháp luật.

Bên cạnh việc tự mình thực hiện quyền cầu thi hành án, người được thi hành án, người phải thi hành án còn có thể thực hiện quyền yêu cầu thi hành án thông qua việc ủy quyền. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc yêu cầu thi hành án.

Hầu hết các vụ việc thi hành án ở Thái Bình đều thực hiện theo yêu cầu (trừ các trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật thi hành án dân sự) và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền theo quy định. Tuy nhiên, qua 1 năm thực hiện việc thi hành án theo yêu cầu có một số bất cập, khó khăn xảy ra chủ yếu do quy định của pháp luật như quy định về đơn yêu cầu thi hành án.

Điều 31 Luật thi hành án dân sự quy định rất rõ về việc nộp đơn yêu cầu thi hành án, đây là điều quan trọng bởi có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người được thi hành sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, tại điểm đ, khoản 1 điều luật này quy định: người được thi hành án khi nộp

đơn yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc khả năng (hoàn cảnh kinh tế…) của người phải thi hành án và thông tin này phải được chính quyền địa phương xác nhận. Đây là một quy định rất khó thực hiện ngay cả đối với chấp hành viên bởi người phải thi hành án nhiều khi ở cách xa người được thi hành án, việc nắm bắt được có những tài sản gì là rất khó khăn, mặt khác việc xin xác nhận của địa phương nơi người phải thi hành án cư trú cũng không phải dễ…

Việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là cơ sở pháp lý để Chấp hành viên áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế thi hành án hoặc kiến nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án ra các quyết định về thi hành án, trả đơn yêu cầu, ủy thác, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ…và là cơ sở để phân loại án. Điều 34 Luật thi hành án dân sự (quy định về từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án) không có khoản nào quy định đơn yêu cầu không có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì được từ chối. Bởi vậy, cơ quan thi hành án cần xác định việc xác minh điều kiện thi hành án là trách nhiệm chính của cơ quan thi hành án.

Về xác minh điều kiện thi hành án Điều 44 Luật thi hành án dân sự quy định:

…Nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã áp dụng nhưng không có kết quả kèm theo tài liệu chứng minh… [33].

Điều này cho thấy, Chấp hành viên có nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án khi người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được và có yêu cầu xác minh. Việc phải ghi rõ các biện pháp đã áp dụng nhưng không có kết qủa kèm theo tài liệu chứng minh là để buộc người được thi hành án có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp

thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án. Tuy nhiên, trong trường hợp người được thi hành án là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì hành vi dân sự của họ chưa được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thiết nghĩ các cơ quan thi hành án cần chấp nhận yêu cầu xác minh của họ mà không nên buộc họ phải ghi rõ các biện pháp đã áp dụng nhưng không có kết quả kèm theo tài liệu chứng minh.

Trên cơ sở Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, Cục Thi hành án dân sự Thái Bình đã công khai quy trình thủ tục thi hành án theo đơn yêu cầu.

Có thể nói, việc thi hành án theo yêu cầu của đương sự ở Thái Bình được thực hiện một cách bài bản, đúng thủ tục, trình tự theo quy định. Mặc dù vẫn còn có những khó khăn thực tế xảy ra khi áp dụng pháp luật, song cán bộ, công chức ngành thi hành án Thái Bình vẫn nỗ lực hết mình để phục vụ người dân ngày một tốt hơn, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp đang đặt ra hiện nay.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH THÁI BÌNH (Trang 57 -57 )

×