Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở địa phương

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở địa phương

Điều kiện tự nhiên các vùng có tác động đến sự phân bố lao động, chất lượng lao động, từđó sẽ ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề. Điều kiện tự

nhiên, thời tiết, khí hậu tạo ra các đặc điểm con người khác nhau giữa các địa phương, vùng, miền dẫn đến những đặc điểm khác nhau giữa lao động các vùng, miền như lao động thuộc các dân tộc khác nhau, lao động ở các vùng sinh thái khác nhau, lao động ở đồng bằng và miền núi, hải đảo đều có những

đặc trưng về tập quán, phương thức sản xuất khác nhau. Khí hậu, thời tiết giữa các vùng khác nhau dẫn đến hệ sinh thái khác nhau, cây trồng, con vật nuôi khác nhau, tạo ra cách thức sản xuất, cách thức canh tác khác nhau của người lao động. Điều kiện về khí hậu, thời tiết cũng tạo ra tính chất mùa vụ

khác nhau dẫn đến công việc và thời gian của lao động làm nghề nông cũng khác nhau. Điều kiện khí hậu, thời tiết làm cho một số vùng thường xuyên gặp bão lụt, dẫn đến sản xuất của người dân hay gặp rủi ro... Tất cả các yếu tố

về điều kiện tự nhiên đều ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh mục nghềđào tạo cho LĐNT.

Chính trị- xã hội ổn định sẽ làm cho nền kinh tế phát triển không ngừng. Thể hiện qua sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp, hình thành các nhà máy, các doanh nghiệp, các khu công nghiệp. Sự thay đối về cơ cấu ngành kéo theo sự

trình độ chuyên môn và tay nghề phù hợp. Nhu cầu về lao động đã qua đào tạo trên thị trường tăng cao. Từ đó đòi hỏi sự phát triển của các hệ thống cơ

sở dạy nghề, nhu cầu học nghề tăng đặc biệt là số lao động từ nông thôn. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo nghề cho người lao động. Chiến lược này thường đươc cụ thể hóa bằng quy hoach phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu quy hoạch kinh tế phát triển của địa phương có tính khả thi thì các dự án đầu tư cũng có điều kiện thực hiện thuận lợi và có hiệu quả kinh tế

cao, đồng thời việc giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo cũng

được thuận lợi. Ngoài ra, nội dung chiến lược hay quy hoạch phát triển kinh tế xã hôi địa phương cũng ảnh hưởng đến nội dung công tác đào tạo nghề. Địa phương đang tập trung phát triển ngành nghề truyền thống hay tập trung phát triển dịch vụ thì nội dung đào tạo cũng phải đi theo hướng này.

Trình độ của người lao động: với các nước phát triển, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật,… của lao động nông nghiệp, nông thôn thường rất thấp, do vậy khi tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, xây dựng và phát triển các đô thị, phát triển các ngành phi nông nghiệp gắn với nền kinh tế hị

trường, cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm của người lao động nông nghiệp ở

các đô thị là rất khó khăn. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp ngày nay – thời đại khoa học công nghệ - lao động nông nghiệp cũng đòi hỏi phải đươc

đào tạo và đào tạo lại. Cùng với tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

đặt ra những yêu cầu mới cho người lao động, đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ, năng lực của mình.

Nhận thức của xã hội vềđào tạo nghề tác đông mạnh đến công tác đào tạo nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó đến lượng học viên đầu vào cho các cơ

sở dạy nghề. Nếu người lao động đánh giá đúng đắn hơn tầm quan trọng của việc học nghề thì lượng lao động tham gia học nghề sẽ chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với toàn bộ số lao động trên thị trường và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa dạng hơn. Hơn nữa, nếu người lao động nhân thức được rằng giỏi nghề là một

phất chất quý giá của mình, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn

định thì công tác đào tạo nghề sẽ nhận được thêm nhiều nguồn lực hỗ trực cần thiết từ xã hội.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)