Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đổi mới phương

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 110)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đổi mới phương

phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên

+ Hiện nay, nhu cầu học nghề của bộ phận LĐNT bao gồm nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau với mong muốn được học những ngành nghề

sau này có cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụđào tạo nghề cho LĐNT, cần phải tích cực rà soát, tìm hiểu nhu cầu đối tượng, và lứa tuổi có mong muốn học nghề, đồng thời cần phải nắm bắt rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong địa bàn và các vùng lân cận, từ đó lên chiến lược nhằm mở rộng và phát triển các hình thức và ngành nghề đào tạo đáp ứng được những nhu cầu trên. Nội dung đào tạo cần phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có như vậy mới tạo sự tin tưởng và thu hút được lực lượng LĐNT đến học nghề, góp phần vào giải quyết vấn đềđào tạo nghề cho LĐNT.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, nâng chất giáo viên, cải tiến phương pháp giảng dạy nhất là dạy thực hành. Tăng cường trao đổi giữa giáo viên với người học, giữa người học với nhau,

để hình thành nên mối quan hệ nhiều chiều, tạo tính chủ động, sáng tạo, tự tin và khả năng quyết tâm rèn luyện của người học; Phát triển đội ngũ cán bộ

quản lý, cán bộ giảng dạy giỏi về chuyên môn, thạo kỹ năng thực hành, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của xã hội, mạnh dạn mời những nhà quản lý, cán bộ

có trình độ chuyên môn, thợ lành nghề…

+ Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý dạy nghềđể có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số

lượng, chất lượng và cơ cấu nghềđào tạo.

+ Đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy, thực hành theo phương pháp tiên tiến của các nước trong khu vực; Tăng thời gian thực hành, thực tập, giảm thời gian học lý thuyết để không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

cho người học; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại trang thiết bị phục vụ dạy học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng mạnh công nghệ vào giảng dạy; Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên kết quản lý chất lượng đào tạo với các

nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, sát hợp với yêu cầu thực tế sản xuất của thị

trường lao động.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)