Những Hạn chế

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 100 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

2.5.2. Những Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nói trên công tác đào tạo nghề trong những năm qua còn một số tồn tại sau cần được khắc phục

Thứ nhất, về kế hoạch triển khai chính sách:

Việc lập kế hoạch ĐNT cho LĐNT vẫn chưa sát với điều kiện của thị

xã và nhu cầu học nghề của người lao động. Không dự báo được tình trạng lao động tham gia học nghề, không theo hết khóa học vẫn còn diễn ra; việc phân bổ kinh phí thực hiện ĐTN cho LĐNT đôi lúc còn muộn, nên việc tổ

chức đào tạo vào thời điểm không thuận lợi cho lao động tham gia học nghề( vào thời điểm mùa vụ)...

Việc hướng dẫn triển khai các chính sách của Trung ương và của tỉnh trên địa bàn thị xã chưa kịp thời, chưa đảm bảo đầy đủ nội dung hướng dẫn.

Chất lượng và nội dung tập huấn có lúc, có nơi còn sơ sài, chưa kịp thời và hiệu quả như mong muốn.

Việc xây dựng các chỉ tiêu và tổ chức đào tạo nghề còn chạy theo số

lượng, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng giải quyết việc làm sau đào tạo.

Thứ hai, về chỉđạo triển khai chính sách:

Công tác tuyên truyền và tư vấn nghề nghiệp: bên cạnh những kết quả đạt được công tác tuyên truyền tại một số nơi chưa thường xuyên, sâu rộng;

đến nay vẫn còn một bộ phận LĐNT chưa nắm biết cụ thể về các chính sách hỗ trợ dạy nghề theo Quyết định 1956. Công tác tư vấn học nghề, việc làm cho LĐNT còn mang tính hình thức; chưa cung cấp kịp thời cho LĐNT những thông tin cần thiết: như thông tin về các nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, mức lương tối thiểu doanh nghiệp trả, thông tin về quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất

- Truyền thông cơ sở: mặc dù thị xã đã đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhưng nội dung truyền thông còn sơ sài, thông tin hạn chế và lặp

đi lặp lại và chưa phù hợp với đặc điểm từng đơn vị.

- Trong tổ chức thực thi kế hoạch, một số bộ phận cán bộ và giáo viên chưa đủ trình độ tay nghề khi giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm, dẫn đến một số nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, chất lượng đào tạo điều kiện gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề hạn chế.

Thông qua công tác ĐTN, lực lượng LĐ- Các công cụ kiểm soát thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu, kinh phí, đầu vào, đầu ra của người học nghề; đặc biệt là theo dõi, quan lý được số người tìm kiếm được việc làm sau học nghề.

- Do chương trình dạy nghề ngắn hạn nên những kiến thức người lao

động nắm được vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao

động ở các khu công nghiệp. Cùng với đó, người lao động vẫn chưa mặn mà với việc chuyển đổi nghề, đặc biệt là các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Việc tổ chức đào tạo cho nông dân chưa linh hoạt, chưa phù hợp với

đặc điểm của LĐNT thường là lao động chính trong hộ, rất khó có thể tạm dừng công việc để đi học. Chưa có nhiều sự đa dạng các mô hình đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm của LĐNT. Chưa huy động được đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân, các NT đã được trang bị những kiến thức cơ bản về lý thuyết, kỹ năng thực hành, thái độ và tác phong làm việc theo công nghiệp đối với nghề mà người lao động cần học. Sau ĐTN người lao động có việc làm bằng nhiều hình thức như tự tạo được việc làm, được giới thiệu việc làm mới hoặc tiếp tục thực hiện những công việc trước học nghề.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)