Giải pháp tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho LĐNT

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 107 - 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giải pháp tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho LĐNT

Tuyên truyền, tư vấn về học nghề và việc làm đối với người lao động là hoạt động đầu tiên trong nhóm các hoạt động của Đề án và có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về dạy nghề nói chung và dạy nghề nông nghiệp cho người lao động nói riêng, góp phần tăng năng suất lao động, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng lao động. Để tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với người lao động thị xã cần tích cực triển khai các hoạt động sau:

- Tập huấn cho cán bộ Phòng ban chuyên môn thực hiện công tác dạy nghề về công tác tư vấn học nghề cho người lao động.

- Tổ chức Hội nghị giao ban giữa các cơ quan có liên quan để chia sẻ

kinh nghiệm, thống nhất kế hoạch tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động.

- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, hoạt động đào tạo nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu mô hình đào tạo mới, cách làm hay cho đông đảo các cơ quan, đơn vị, cán bộ giảng dạy và học viên.

- Đa dạng hơn công tác tuyên truyền, như: tuyên truyền trực tiếp (face to face), tuyên truyền qua kênh thông tin, như: hội thi tìm hiểu, hội nghị, hội thảo, niêm yết chính sách tại các khu vực công cộng qua hệ thống tranh pa nô, áp phích tuyên truyền cổđộng và qua các mô hình thí điểm trình diễn, tổ chức hội nghịđể

trao đổi và biểu dương các điển hình tiên tiến làm sao cho mọi đối tượng được nghe, được xem, được thử từđó chuyển biến tích cực hơn trong tư duy, nhận thức của người dân, đặc biệt là các đối tượng được hưởng chính sách.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)