7. Kết cấu của luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Về bộ máy triển khai chính sách: Quy chế hoạt động và chức năng của Ban chỉđạo cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, dù nhiệm vụđã
được phân công cụ thể nhưng trách nhiệm chưa cao, chưa sát với chức năng nhiệm vụ của từng thành viên. Từ đó vai trò của từng viện nghiên cứu và các hội nghề nghiệp tham gia quá trình đào tạo làm cho kiến thức đào tạo nghèo nàn, chưa phù hợp với thực tế và chưa đưa được công nghệ mới vào trong đào tạo. Công tác tư vấn nghề nghiệp cũng chưa tốt. Người nông dân thiếu thông tin về nghề nghiệp, về định hướng phát triển kinh tế, xã hội, về cơ hội việc làm. Từđó, dẫn đến việc lựa chọn ngành nghềđào tạo theo cảm tính, sau khi tốt nghiệp không ứng dụng kiến thức, kỹ năng được học vào hoạt động nghề
nghiệp của mình.
- Kinh phí bố trí cho điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, cũng như kinh phí để tư vấn học nghề cho LĐNT còn hạn chế; Nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, do đó chưa đáp ứng được nguyện vọng học nghề của 3 nhóm đối tượng. Nguồn vốn để hỗ trợ chi phí cho LĐNT học nghề chủ yếu thực hiện
được là do ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh còn hạn chế; Do kinh phí kiểm tra, giám sát còn hạn chế nên hàng năm công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý còn chưa thường xuyên, chưa toàn diện.
- Công tác phối hợp giữa các ngành, đơn vị, đoàn thể chưa chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉđạo của tỉnh và thị xã.
- Còn tồn tại quan điểm, nhìn nhận chưa thực sự chuẩn xác về công tác
đào tạo nghề; vẫn còn tư tưởng thụ động, ỷ lại, coi đây là công tác xã hội, là nhiệm vụ của Nhà nước. Cần có sựđổi mới tư duy về công tác dạy nghề.
- Còn một bộ phận lao động địa phương chưa nhiệt tình ủng hộ tham gia học nghề, chưa hiểu đầy đủ về chính sách hỗ trợ và lợi ích của việc học nghề, chưa chủđộng, tích cực tham gia học nghề.
- Khả năng tiếp thu kiến thức, nắm bắt kỹ năng nghề của một số LĐNT còn hạn chế. Nguyên nhân là do trình độ học vấn của một bộ phận LĐNT tham gia học nghề còn rất thấp, lứa tuổi tham gia học nghề một lớp không
đồng đều.
- Cán bộ quản lý ĐTN tại cấp xã chưa đủ về số lượng, còn yếu về năng lực quản lý nhất là am hiểu chính sách ĐTN và những quy định thực thi chính sách.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề cho Lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh