7. Kết cấu của luận văn
2.5.1. Kết quả đạt được
Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của công tác phát triển đào tạo, dạy nghề từng bước
được nâng lên. Bước đầu các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị đã xác định phát triển đào tạo, dạy nghề là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển KTXH. Ngành Lao động – TB&XH tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phát huy khá tốt việc liên kết, phối hợp với các lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển ĐTN.
Điều tra nhu cầu học nghề của LĐNT và nhu cầu sử dụng lao động qua
đào tạo của các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo. Qua đó người lao động có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp để tham gia học nghề.
Chính sách về dạy nghềđược đổi mới, đặc biệt ưu đãi đối với nhóm lao
động thuộc hộ nghèo, hộ gia đình người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi
đất canh tác... đã khuyến khích được nhiều người lao động tham gia học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, ổn định đời sống và an sinh xã hội, tăng tỷ lệ
lao động qua đào tạo hằng năm, góp phần cho doanh nghiệp tuyển dụng lao
phí để đào tạo. Đồng thời thông qua chương trình thu thập thông tin thị
trường cung - cầu, điều tra thực trạng lao động, nhu cầu học nghề và tìm việc làm của người lao động giúp cho cấp uỷ, chính quyền các cấp có chính sách
đúng đắn trong việc hoạch địch chính sách đào tạo ngu thành viên Ban chỉ đạo các cấp chưa được rõ nét, thụđộng, chủ yếu là do cơ quan được giao chủ
trì tham mưu, giúp việc thực hiện.
Việc tổ chức các nghềđào tạo và hình thức mở lớp dạy nghềđược linh hoạt, đa dạng hơn đã đáp ứng được nhu cầu của người lao động và phù hợp với đặc thù theo mùa vụ của LĐNT.
Số lượng chương trình, tài liệu ĐTN tăng cơ bản so với giai đoạn trước. Chất lượng các chương trình, tài liệu dạy nghề được nâng lên giúp cải thiện chất đào tạo, dần đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đội ngũ cán bộ công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua đó nâng cao kỹ năng quản lý, đáp ứng
được các tiêu chí, tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã.
Công tác ĐTN cho LĐNT đã góp phần không nhỏ vào tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động; người lao động đã qua ĐTN có cơ hội tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần; người lao động và mỗi doanh nghiệp đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung toàn thị xã.