7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Bài học rút ra cho thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Qua kinh nghiệm của 02 đơn vị cùng thực thi chính sách ĐTN cho LĐNT, bài học rút ra cho thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh như sau:
Cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Thị ủy - HĐND - UBND thị xã, sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng, ban ngành, đoàn thể liên quan và sự tham gia tích cực của UBND các xã, phường trong thực hiện ĐTN cho người lao động trên địa bàn. Làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn nghề
cho người lao động nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, việc làm, đặc biệt là lao động thuộc diện bị thu hồi đất để người dân nắm và hiểu đầy đủ các thông tin, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề cần học và có khả năng giải quyết được việc làm sau khi học nghề.
- Xây dựng bộ máy thực thi chính sách cần phân công, bố trí những cán bộ phụ trách lĩnh vực đào tạo nghề cho LĐNT vào trong bộ máy thực hiện. Tránh trường hợp cán bộ làm thực tế thì không phân công, cán bộ không làm thì phân công, bố trí.
- Làm tốt công tác lập kế hoạch triển khai chính sách, việc lập kế hoạch phải bám sát nhu cầu thực và điều kiện thực tế tại địa phương. Ngoài ra, việc thực hiện rà soát nhu cầu học nghề cho lao động trên địa bàn thị xã và nhu cầu tuyển lao động qua ĐTN thông qua cuộc điều tra thu thập thông tin biến động cung – cầu lao động hàng năm. Kết quả cuộc điều tra là cơ sởđể thị xã Đông Triều xây dựng kế hoạch ĐTN và giải quyết việc làm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo lao động sau khi học nghề có việc làm
- Kịp thời ban hành những văn bản chỉđạo hướng dẫn cụ thể công tác đào tạo nghề cho LĐNT; Thường xuyên tổ chức tập huấn và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và dạy nghề cao cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Tập huấn về nội dung của các chính sách, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, nguồn kinh phí, chếđộ báo cáo v.v...
- Công tác đào tạo nghề cho LĐNT gắn kết cụ thể với tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành;
- Đảm bảo kịp thời phân bổ kinh phí cho việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại địa phương;
- Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các bên có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả về công tác đào tạo nghề cho LĐNT;
Kịp thời tháo gỡ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong qua trình triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn;
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra giám sát, chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện đánh giá khách quan chất lượng và hiệu quảđào tạo, từng bước nâng cao tiêu chuẩn đánh giá đầu ra trong dạy nghềđểđáp ứng các yêu cầu của thực tế
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH
QUẢNG NINH