7. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Đối với Chính phủ
Thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động là công việc còn rất mới, phức tạp và liên quan đến nhiều vấn đề nhưng nó có ý nghĩa to lớn là giảm sức ép về lao động trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao trình độ
người lao động trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng xuất lao động, tăng thu nhập cho người lao
động. Do vậy, cần có sự lãnh đạo thường xuyên, liên tục của Đảng và chính quyền các cấp; sự phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể nhằm tạo sự
thống nhất cao trong quá trình thực thi chính sách. Qua những kết quả tích cực bước đầu cần tiếp tục có những biện pháp rút ra bài học kinh nghiệm ở
mỗi vùng, mỗi địa phương để có những thay đổi bổ sung về Ðề án cho phù hợp nhằm khuyến khích phát triển các cơ sở doanh nghiệp nghề nông nghiệp. Ðể công tác đào tạo nghềđạt hiệu quả Chính phủ cần:
- Có chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề như về tiền lương, nhà ở, các quyền lợi khác… để thu hút người có năng lực làm giáo viên dạy nghề;
- Phê duyệt ngân sách và ưu tiên giải ngân cho các chương trình đạo tạo nghề gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình nông thôn mới;
- Tiếp thu ý kiến, kinh nghiệm của các địa phương, các ngành và tiến hành tổng hợp để điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho người học nghề (kinh phí
đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại), một số mức chi không còn phù hợp; hơn nữa một số mức hỗ trợ thực tế còn thấp, chưa khuyến khích được lao động ở nông thôn tích cực tham gia học nghề; có cơ chế vay vốn thích hợp để tạo điều kiện cho LĐNT sau khi học nghề được vay vốn tạo việc làm bằng nghề đã học nhằm tạo động lực thu hút, khuyến khích LĐNT học nghề; nâng cao mức hỗ trợ cho giáo viên tham gia dạy nghề; điều chỉnh cho phép LĐNT có thể tham gia học nhiều ngành nghề nông nghiệp phù hợp.
- Điều chỉnh nội dung các chính sách khác có liên quan đến công tác đào tạo nghề cho LĐNT cho phù hợp với đặc điểm tình hình như chính sách hỗ trợ sản xuất sau học nghề như hỗ trợ vốn, đất đai, hỗ trợ thiết bị, công nghệ,...
3.3.2.Đối với Tổng cục Dạy nghề- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- Cần cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về
công tác dạy nghề nói chung và công tác dạy nghề cho LĐNT nói riêng , nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về đào tạo nguồn nhân lực cho sự
nghiệp CNH-HĐH.
- Tăng mức đầu tư kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia (Đề án
ĐTN cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ) để đầu tư
cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho LĐNT; Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
các cấp nhằm nâng cao trình độ quản lý và ĐTN đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội;
- Xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia về dạy nghề, để giáo viên có
điều kiện thuận lợi trong việc tìm tài liệu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo nghề, giao đơn vị
trực thuộc có năng lực và kinh nghiệm làm đầu mối, thống nhất trong công tác chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT.