Giải pháp đối với từng nhóm đối tượng LĐNT

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 110 - 112)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Giải pháp đối với từng nhóm đối tượng LĐNT

- Đối với nhóm lao động thuần nông

+ Đào tạo, huấn luyện cho người nông dân phát triển các nhành nghề đặc trưng của địa phương như: trồng rau cao cấp, rau chất lượng với công nghệ sạch. Chăn nuôi theo phương pháp và quy mô công nghiệp.

+ Đào tạo nghề cho người nông dân thông qua các dự án phát triển việc làm, xóa đói giảm nghèo của địa phương

Đối với nhóm lao động này, cần phải định hướng ngành nghề tạo cho

địa phương, xác định được nhu cầu tuyển dung của các doanh nghiệp địa phương để có kế hoạch thực hiện đào tạo cho nông dân.

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo nghề cho Lao động nông thôn.

- Với đặc trưng của đề án đào tạo nghề cho LĐNT là có nguồn kinh phí riêng đầu tư cho cơ sở dạy nghề, ưu đãi cho giáo viên và cho người học nghề

thì công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề dành riêng cho LĐNT là rất cần thiết. Cần tập trung vào các vấn đề sau:

+ Xây dựng tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá đề án đào tạo nghề cho LĐNT của thị xã dựa trên sự hướng dẫn của tỉnh;

+ Xây dựng phương pháp thu thập và xử lý thông tin, xây dựng phần mềm quản lý đề án cấp thị xã;

+ Hoàn thành hoạt động điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu làm cơ sở

xây dựng đề án đào tạo nghề cho LĐNT ở cấp huyện, xã; + Rà soát lại mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn;

+Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ;

+ Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của đề án;

+ Kiểm tra giám sát về các đối tượng được hưởng lợi ích từđề án, trong

đó chú ý đến lợi ích của cán bộ giáo viên và lợi ích của học viên;

+ Thường xuyên cập nhật những tồn tại, vướng mắc, yếu kém của cơ sở

dạy nghề và bất cập, khó khăn của người học, những quy trình, chính sách không phù hợp để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)