- Dịch vụ khác
b. Cơ cấu tín dụng bán lẻ
- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn:
Dư nợ tín dụng của chi nhánh trong những năm qua có sự phân bổ không đồng đều giữa các kỳ hạn. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ TDBL 352 100% 438 100% 525 100% Ngắn hạn 250 71,02% 307 70,09% 351 66,86% Trung hạn 64 18,18% 79 18,04% 104 19,81% Dài hạn 38 10,80% 52 11,87% 70 13,33%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MSB Nam Hà Nội)
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MSB Nam Hà Nội)
Nhìn vào bảng có thể thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2010 chiếm tỷ trọng 70,09% trong tổng dư nợ, năm 2011 là 66,86%. Trong khi cho vay trung hạn và dài hạn lại có tỷ trọng thấp hơn rất nhiều. Có thể do VHĐ của chi
nhánh chủ yếu là VHĐ ngắn hạn, cộng với tình hình nền kinh tế còn nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao, lãi suất lên xuống liên tục, do đó chi nhánh tập trung cho vay với kỳ hạn ngắn để tránh rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất.
Tuy nhiên, có thể thấy, trong năm 2010 và 2011, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân do gói hỗ trợ lãi suất cho vay trung dài hạn của Chính phủ đối với một số ngành khiến chi phí vay trung dài hạn của doanh nghiệp rẻ đi, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời trong năm 2010 và 2011, chi nhánh chủ trương hỗ trợ cho vay trung dài hạn với các doanh nghiệp nhằm mục đích chủ yếu là mua sắm các tài sản cố định, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… Trong đó, cho vay mua sắm phương tiện vận tải như ô tô con, ô tô tải đã tăng rất nhanh.
- Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng:
Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng giai đọan 2009 - 2011 của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.12 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ
TDBL 352 100% 438 100% 525 100%
DNVVN 335 95,17% 438 100% 525 100%
KHCN 17 4,83% 0 0% 0 0%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Maritime bank Nam Hà Nội )
Có thể thấy, trong hoạt động tín dụng bán lẻ thì chi nhánh đặt trọng tâm vào cho vay DNVVN. Trong năm 2009 cho vay DNVVN chiếm phần lớn dư nợ cho vay, chiếm tỷ trọng trên 95,17%. Từ năm 2010 thì chi nhánh chỉ tiến hành cho vay DNVVN. Các sản phẩm tín dụng DNVVN cũng được đa dạng hóa, từ 5 sản phẩm năm 2009 lên 9 sản phẩm năm 2011. Tuy nhiên, một số sản phẩm tuy đã triển khai nhưng chưa đem lại nhiều kết quả như : tài trợ ngắn hạn thanh toán L/C nhập khẩu,
tài trợ tín dụng có bộ chứng từ T/T,… do nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn không cao, số lượng doanh nghiệp XNK ít.
So với tổng dư nợ thì dư nợ tín dụng cá nhân trong năm 2009 chiếm tỷ trọng thấp, chỉ đạt 4,83%. Nhìn chung, họat động cho vay cá nhân của chi nhánh trong năm 2009 là chưa xứng tầm với định hướng phát triển một ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp. Năm 2010, với mục đích nghiên cứu hoàn thiện lại toàn bộ sản phẩm tín dụng cá nhân, tạo ra sức cạnh tranh mới, chi nhánh đã ngừng cung cấp các dịch vụ này trên thị trường.
- Cơ cấu dư nợ theo ngành:
Cơ cấu cho vay theo ngành của chi nhánh khá hài hòa, không quá phụ thuộc vào một ngành cụ thể, đồng thời lĩnh vực cho vay cũng rất đa dạng. Do đó, phân tán được rủi ro.
Bảng 2.13 Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo ngành
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ 100% 100% 100%
Công nghệ chế biến 14,8% 15,6% 16,7%
Xây dựng 15,7% 16,2% 17,1%
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước 0,3% 0,7% 1,1%
Khách sạn, nhà hàng 1,1% 1,3% 2,4%
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 15,1% 14,8% 17,3% Dịch vụ tư vấn và kinh doanh tài sản 6,3% 7,8% 9,5%
Thương nghiệp, sửa chữa 17,4% 18,7% 23,6%
Ngành khác 29,3% 24,9% 12,3%
Biểu đồ 2.11 Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo ngành của chi nhánh năm 2011
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Maritime bank Nam Hà Nội)
Qua cơ cấu cho vay của chi nhánh, ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế khi chi nhánh chú trọng vào các lĩnh vực: thương nghiệp và sửa chữa, vận tải và kho bãi, xây dựng, công nghệ và chế biến. Đây là những ngành thiết yếu, được ưu tiên phát triển, tốc độ phát triển cao. Số doanh nghiệp hoạt động về các ngành này trên địa bàn cũng rất lớn, nhất là các công ty xây dựng. Dư nợ cho vay vào các lĩnh vực này của chi nhánh trong giai đoạn vừa qua liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2011, tỷ trọng cho vay ngành công nghệ chế biến đạt 16,7%; xây dựng đạt 17,1%; vận tải kho bãi đạt 17,3%; thương nghiệp sửa chữa đạt 23,6%.
Tỷ trọng cho vay vào lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước là thấp nhất. Năm 2009 chỉ đạt 0,3%, năm 2011 tỷ trọng này có tăng lên nhưng mới chỉ đạt 1,1%. Do hiện nay trên địa bàn khá có khá ít doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực này, quy mô hoạt động nhỏ, nhu cầu vay vốn ít.
Đối với ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dư nợ cho vay cũng tương đối thấp, do tình hình kinh doanh của các ngành này trên địa bàn còn kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn do nhu cầu của người dân thấp, đây lại không phải là địa bàn thu hút khách du lịch. Vì vậy, ngân hàng khá e dè khi cho vay vào lĩnh
vực này.Tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực này trong tổng dư nợ của chi nhánh năm 2010 chỉ chiếm 1,3%, đến năm 2011 tăng lên 2,4%.