- Trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang
1.2.4. Những yếu tố tác động tới đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong quỏ trỡnh phỏt triển của mỡnh, đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang chịu tác động của nhiều yếu tố; cả khách quan và chủ quan, cả yếu tố trong nước và yếu tố quốc tế. Trong phạm vi bản luận văn này chúng tôi xin tập trung làm rừ một số nhân tố sau và xem đây là những yếu tố có tác động trực tiếp đến đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang:
1. Về việc làm của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang
Hàng năm số người đến tuổi lao động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tương đối lớn, khoảng 40.000 người và 55.000 người cần việc làm, nhưng với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh thỡ chỉ có thể giải quyết việc làm được cho khoảng 23.000 đến 29.000 lao động. Điều này một phần có nguyên nhân do hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, do đó chưa thu hút được nhiều lao động. Một số doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hỡnh thức sở hữu (cổ phần hoỏ), dẫn đến nhiều lao động dôi dư bị mất việc làm.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chỉ hợp đồng lao động theo mùa vụ từ 01 đến 03 tháng, hoặc thuê mướn công nhật, điển hỡnh là lao động trong các lũ vụi, ví như các công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, chế biến, xây dựng… Hiện tại, số doanh nghiệp có tỷ lệ lao động theo mùa vụ cao là cụng ty liờn doanh Bao bỡ Hà Tiờn (53%), Cụng ty Kiờn Cường (50%), Công ty Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang (75,6%). Một số doanh nghiệp do thu hẹp quy mô sản xuất nên nhiều lao động phải nghỉ việc, chuyển sang làm việc khác hoặc nghỉ chế
độ trước tuổi như Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên [16, tr.2]. Vỡ vậy, giải quyết việc làm cho đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũn gặp nhiều khú khăn.
2. Về đào tạo nghề
Hiện tại, tỉnh có 04 trường cao đẳng là cao đẳng Cộng đồng, cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, cao đẳng Sư phạm và cao đẳng Y tế; phân hiệu Kiên Giang - đại học Nha Trang; 01 trường trung cấp nghề chuyên nghiệp, nhiều trung tâm dạy nghề cấp huyện cũng như cơ sở dạy nghề tư nhân. Bên cạnh đó, các trung tâm giới thiệu việc làm của các đoàn thể cũng đó mở cỏc lớp đào tạo, tập huấn, giới thiệu việc làm cho nhiều lao động. Một số doanh nghiệp đó tự tổ chức bồi dưỡng, đào tạo tại chỗ (vừa làm, vừa học) hoặc gửi đi đào tạo, tổ chức thi tay nghề, bậc thợ cho công nhân như Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần Xi măng Kiên Giang. Công ty xi măng Holcim đó liờn kết với trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật tỉnh Kiên Giang mở lớp đào tạo kỹ thuật viên sản xuất xi măng (76 học viên/06 khoá).
Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nghề tại một số trường, trung tâm và doanh nghiệp vẫn chưa được đẩy mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, nhất là lao động có kỹ thuật cao, làm việc trong các doanh nghiệp đũi hỏi trỡnh độ tay nghề, kỹ thuật cao. Nguyên nhân một phần do cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề cũn thiếu, đội ngũ giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề vẫn cũn hạn chế, mối quan hệ giữa cỏc cơ quan và đơn vị đào tạo chưa tốt, một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân.
Theo quy định các doanh nghiệp phải trích quỹ để đào tạo, nâng cao tay nghề, thi nâng bậc cho người lao động, nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện điều này. Trong các doanh nghiệp phần lớn chỉ đào tạo trong nội bộ, chưa quan tâm tạo điều kiện cho người lao động thi nâng bậc, được cấp chứng chỉ của cơ sở đào tạo. Điều này lý giải tại sao hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Kiên Giang cũn thấp so với mức trung bỡnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: năm 2005 là 9,4%, năm 2006 là 11%, năm 2007 là 13, 1% và dự kiến năm 2008 cũng chỉ đạt 15,3%. Do vậy, vẫn cũn rất thấp so với tỷ lệ chung của cả nước 20% năm 2000 tăng lên 25% năm 2005 [14, tr.146].
3. Về tiền lương và nhà ở của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang * Về tiền lương:
Tiền lương, tiền cụng là yếu tố cú vai trũ quan trọng đối với sự phát triển đội ngũ công nhân Kiên Giang. Giải quyết tốt mối quan hệ tiền lương giữa chủ doanh nghiệp và công nhân chính là giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế, tạo ra động lực cho kinh tế cũng như các chủ thể phát triển.
Nhỡn chung, tiền lương tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũn thấp, chế độ nâng lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ở một số doanh nghiệp chưa đúng quy định, có doanh nghiệp cố tỡnh kéo dài thời hạn nâng lương của công nhân để giảm mức tham gia đóng bảo hiểm xó hội, tỡnh trạng này xảy ra rất phổ biến. Việc tổ chức thi tay nghề để nâng bậc thợ, bậc lương cho công nhân là việc làm cần thiết ở các doanh nghiệp nhưng trên thực tế có rất ít doanh nghiệp thực hiện điều này, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của công nhân. Nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký thang bảng lương theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xó hội. Một số doanh nghiệp chưa tách bạch các khoản lương, phụ cấp, tiền ăn, làm thêm giờ mà gộp chung lại để tính thành thu nhập.
Việc trả lương chậm hoặc chỉ cho tạm ứng lương ở các doanh nghiệp cũng cũn phổ biến. Việc trớch, lập quỹ trợ cấp mất việc làm và chi trả nguồn quỹ này chưa thực hiện đúng theo những quy định hiện hành. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân trả lương theo một đơn giá đó quy định, người lao động không biết định mức là bao nhiêu, công đoàn cơ sở ít có những động thái can thiệp kịp thời nhằm giúp người lao động được hưởng các quyền của mỡnh theo quy định ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người công nhân.
* Về nhà ở:
Trước tỡnh hỡnh đời sống của người công nhân gặp khó khăn, một số doanh nghiệp đó cú những chớnh sỏch thớch hợp nhằm hỗ trợ cho cụng nhõn an tõm làm việc bằng cách giải quyết chỗ ở cho công nhân theo khả năng của doanh nghiệp với các hỡnh thức như: xây nhà tập thể, thuê phũng trọ của tư nhân để cho công nhân ở miễn phí như: Công ty cổ phần Thuỷ sản Bim Kiên Giang, Công ty cổ phần xi măng Kiên Giang. Công
ty cổ phần xi măng Hà Tiên Kiên Giang đang lập dự án xây dựng nhà ở cho công nhân. Đây là những hỡnh thức rất thiết thực nhằm giải quyết một phần khú khăn cho công nhân, đồng thời tạo điều kiện cho họ an tâm sản xuất, góp phần làm lợi cho bản thân, cho doanh nghiệp, cũng như đóng góp vào sự phát triển của xó hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp tạo điều kiện về nhà ở cho công nhân, thỡ một số doanh nghiệp lại thuờ nhà trọ cho cụng nhõn nhưng lại thu tiền ở của công nhân đúng với giá doanh nghiệp thuê (300.000đ/phũng/tháng/10m2) [16, tr.7]. Thực chất những doanh nghiệp này không có sự hỗ trợ về nhà ở cho công nhân vỡ vậy cụng nhõn ở những doanh nghiệp này đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả khi người công nhân đó thuê được nhà trọ thỡ nhà ở cũng thường chật chội, rất nóng bức, ẩm thấp, thiếu vệ sinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người công nhân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.
4. Hợp đồng lao động và thoả ước lao động
Hợp đồng lao động và thoả ước lao động cú vai trũ quan trọng đối với cả công nhân cũng như doanh nghiệp vỡ đây là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh giữa doanh nghiệp và cụng nhõn trong quỏ trỡnh lao động. Nó đảm bảo lợi ích của cả hai bên trong quá trỡnh lao động. Thỏa ước lao động tạo thêm cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp lao động, hạn chế được những bất đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động, giảm thiểu các cuộc đỡnh cụng, bói cụng và những cuộc đấu tranh tự phát của người lao động.
Nhỡn chung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, ý thức của cụng nhõn và chủ doanh nghiệp về sự cần thiết của hợp đồng lao động và thỏa ước lao động ngày càng được nâng cao. Có gần 95% lao động được ký hợp đồng lao động và phần lớn doanh nghiệp ký thoả ước lao động tập thể. Việc các doanh nghiệp quan tâm thực hiện quy định về hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đó phần nào hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, quyền lợi của người lao động cũng như của các doanh nghiệp được bảo đảm, tỡnh trạng tranh chấp lao động trong các các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng giảm.
Tuy nhiên, nhiều hợp đồng lao động cũn mang tớnh hỡnh thức, nội dung chưa cụ thể, không đúng quy định, đáng chú ý hơn là vẫn cũn một số cụng nhõn chưa được ký
hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp không trực tiếp ký hợp đồng lao động mà cho các đội trưởng hoặc tổ trưởng tổ sản xuất ký hợp đồng hoặc hợp đồng bằng miệng không có văn bản. Việc này xảy ra ở hầu hết các lũ sản xuất vôi, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp ngành chế biến và xây dựng… Điển hỡnh như: Công ty liên doanh Bao bỡ Hà Tiờn, Cụng ty Kiờn Cường, Công ty Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang [16, tr.3] Tỡnh trạng doanh nghiệp cố tỡnh ký hợp đồng theo mùa vụ hoặc hợp đồng theo công việc vẫn cũn xảy ra làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách về lao động. Mặt khác, áp lực do người lao động đang cần việc làm, ít hiểu biết pháp luật, người lao động chỉ thấy lợi ích trước mắt nên đó khụng thực hiện đúng những quy định. Việc cấp sổ lao động trong các doanh nghiệp đạt tỷ lệ rất thấp là một trong những nguyên nhân làm cho người công nhân thiếu yên tâm tin tưởng vào doanh nghiệp.
5. Bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang.
Bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động là những công cụ và biện pháp giúp bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người lao động vỡ sẽ phũng, trỏnh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra đối với công nhân trong khi lao động; đảm bảo được sức khoẻ, tránh được bệnh nghề nghiệp, thời gian lao động của công nhân trong doanh doanh nghiệp được đảm bảo.
Nhỡn chung, cỏc doanh nghiệp đó tổ chức học tập, huấn luyện và thực hiện cỏc nội dung về cụng tỏc bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước đều có hội đồng bảo hộ lao động và mạng lưới an toàn viên. Hàng năm, nhiều doanh nghiệp đều có trích kinh phí trang bị và cấp bảo hộ lao động, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến thuỷ sản.
Công tác khám sức khoẻ định kỳ cũng được một số doanh nghiệp quan tâm. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập huấn an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp. Nhờ vậy, điều kiện lao động tại một số doanh nghiệp được cải thiện đáng kể.
Tuy vậy, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vẫn cũn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các quy định, quy trỡnh về an toàn và vệ sinh lao động. Nhiều doanh nghiệp chưa tổ chức tuyên truyền, tập huấn an toàn vệ sinh lao động, nếu cú chỉ là hỡnh thức nhằm đối phó; chưa có kế hoạch bảo hộ lao động, mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động cấp cho công nhân. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thành lập Ban an toàn lao động và mạng lưới an toàn viên cơ sở theo quy định. Có những doanh nghiệp xảy ra tỡnh trạng người lao động không chấp hành nội quy lao động như: không mang đồ bảo hộ lao động, nhất là tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhưng không có biện pháp kiên quyết xử lý.
Cụng tỏc phũng chống chỏy nổ của một số doanh nghiệp cũng chưa được chú ý. Mụi trường làm việc của công nhân tại một số doanh nghiệp vẫn chưa được đảm bảo theo quy định, đặc biệt là các tiêu chuẩn về hàm lượng bụi, tiếng ồn, không gian làm việc ở các công ty sản xuất xi măng, công ty cổ phần sản xuất vật liệu Xây dựng; độ thoáng, ánh sáng, nhiệt độ nơi làm việc không được đảm bảo ở Công ty Bao bỡ Hà Tiờn (tổ mỏy tạo sợi và dệt) [16, tr.5].
Những năm qua, số vụ tai nạn lao động vẫn liên tiếp xảy ra. Từ đầu năm 2005 đến nay đó xảy ra 61 vụ tai nạn lao động, làm chết 22 người và bị thương 46 người, làm tổn thất tài sản trực tiếp và chi phí thuốc men, mai táng cho người bị nạn trên 2 tỷ đồng. Các vụ tai nạn xảy ra tại các công trỡnh dõn dụng và cụng nghiệp cú chiều hướng gia tăng, nổi cộm là các vụ tai nạn do ngó cao, sập cụng trỡnh và bị điện giật trong các công trỡnh xõy dựng dõn dụng, gần đây nhất là 02 người chết và 01 người bị thương nặng tại công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang do bị sét đánh vỡ khụng tuõn thủ kỷ luật. Một vấn đề đáng quan tâm là công tác khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động rất ít doanh nghiệp thực hiện. Một số doanh nghiệp có tổ chức khám nhưng cũn mang tớnh hỡnh thức, hiệu quả thấp. Một số người lao động cũn ngần ngại khi đi khám sức khoẻ định kỳ vỡ sợ nếu phát hiện bị bệnh sẽ không được bố trí công việc như: Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Kiên Giang. Công ty cổ phần vật liệu Xây dựng Kiên Giang, qua khám sức khoẻ định kỳ có 11/96 lao động có hiện tượng bệnh nghề
nghiệp, chiếm tỷ lệ 11,5%. Đây là một thực tế đáng báo động về tỡnh hỡnh sức khỏe người lao động.
6. Bảo hiểm xó hội và bảo hiểm y tế của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang
Bảo hiểm xó hội cũng như bảo hiểm y tế đối với công nhân là những vấn đề có liên quan tới lợi ích trực tiếp và lâu dài đối với sức khoẻ và quyền lợi người công nhân, nó giúp người công nhân có thể thanh toán các khoản tài chính khi họ hết tuổi lao động hoặc ốm đau, bệnh tật. Vỡ vậy, bảo hiểm xó hội là một trong những nội dung được công nhân thực sự quan tâm.
Những năm gần đây đó cú nhiều chuyển biến tớch cực trong việc đăng ký, thu nộp và chi trả các chế độ cho công nhân. Đa số doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần tham gia bảo hiểm xó hội 100% cho cụng nhõn. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xó hội ngày càng tăng: năm 2005 có 181 doanh nghiệp, đến cuối năm 2007 có 316 doanh nghiệp tham gia. Số công nhân trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xó hội tăng, năm 2005 có 3.570 công nhân, đến cuối năm 2007 có 5.471 công nhân [16, tr.6]. Một số doanh nghiệp tuy gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đó cố gắng đóng bảo hiểm xó hội, bảo hiểm y tế cho cụng nhõn theo đúng quy định. Các doanh nghiệp có gần 100% công nhân được đóng bảo hiểm xó hội như Công ty cổ phần thuỷ sản Bim Kiên Giang, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng