Xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đủ về số lượng và đảm bảo về cơ cấu hợp lý gắn chặt với khai thác tiềm năng kinh tế của tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá docx (Trang 70 - 75)

- Trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang

2.1.2.Xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đủ về số lượng và đảm bảo về cơ cấu hợp lý gắn chặt với khai thác tiềm năng kinh tế của tỉnh

cơ cấu hợp lý gắn chặt với khai thác tiềm năng kinh tế của tỉnh

Vị trí, vai trũ của đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang đối với đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng không những được quy định bởi địa vị kinh tế - xó hội, những đặc trưng, phẩm chất của giai cấp cụng nhõn, mà cũn được quy định bởi số lượng và cơ cấu của họ. Số lượng và cơ cấu của đội ngũ công nhân hợp lý sẽ là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến việc thực hiện vai trũ của đội ngũ công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi lẽ, dù cho đội ngũ công nhân có được đảm bảo về trỡnh độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong sản xuất công nghiệp nhưng nếu số lượng quá ít, thiếu hụt thỡ việc đẩy mạnh CNH, HĐH cũng rất khó hoàn thành.

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cơ cấu đội ngũ công nhân hợp lý là phải cú sự tương quan về tỷ lệ công nhân thích hợp tuỳ theo vị trí, vai trũ của cỏc ngành sản xuất. Tỷ lệ này tỏc động, phụ thuộc lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát huy hết tiềm năng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xó hội, qua đó cũng làm cho đội ngũ công nhân phát triển về mọi mặt.

Trên thực tế với thế mạnh về diện tích đất tự nhiên là 629.905 ha, trong đó đất nông nghiệp 411.974 ha chiếm 65,72% đất tự nhiên, riêng đất lúa 317.019 ha chiếm 76,95% đất nông nghiệp, đấtt lâm nghiệp có 120.027ha chiếm 19,15% diện tích đất tự nhiên thích hợp với các cây công nghiệp như: đậu phộng (lạc), đậu nành (đỗ tương),

khóm (dứa), mía và nhiều loại cây ăn quả hứa hẹn sẽ là vùng nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh như: chế biến gạo, chế biến đường, chế biến khóm, các loại cây ăn trái khác phát triển. Như vậy, công nhân ngành dịch vụ chế biến nông sản sẽ hoàn toàn có triển vọng phát triển chứ không thể chỉ có lực lượng nông dân tham gia tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Với thế mạnh của vùng biển rộng 63.290 km2 có trên 140 hũn đảo nằm trong vùng vịnh Thái Lan, có đường biên giới giáp Cam-pu-chia, Thái Lan và Malaysia cũng sẽ là cơ sở để tỉnh để khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch biển, đảo quốc tế. Điều này cũng có nghĩa là công nhân ngành dịch vụ du lịch có cơ hội phát triển cùng với các ngành nghề khác trong tỉnh.

Thực vậy, Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hũn Chụng, Hũn Trẹm, Hũn Phụ Tử, nỳi Mo So, bói biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hũn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc… Kiên Giang cũn hướng tới phát triển du lịch sinh thái vùng U Minh lịch sử, có hương của rừng tràm và vườn chim thiên nhiên, với những món ăn đặc sản rừng U Minh. Với một tiềm năng du lịch như vậy, Kiên Giang có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ phục vụ du khách [5, tr.10]. Điều này đó lý giải tại sao ngay từ thế kỷ XVI - XVII, vùng đất Hà Tiên đó là một trung tõm giao thương quốc tế sầm uất ở khu vực Tây Nam Bộ; tới thời Pháp thuộc, người Pháp đó xõy dựng ở đây những đồn điền, mộ phu người miền Bắc đưa vào làm công nhân, chế độ Sài Gũn cũng xõy dựng ở Hà Tiờn - Rạch Giỏ những cơ sở công nghiệp như: Nhà máy xi măng, chế biến gạo…

Ngày nay, tại Kiên Giang, công nghiệp và dịch vụ đang được tập trung đầu tư phát triển. Các ngành công nghiệp mà tỉnh có thế mạnh như chế biến thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng đang được tập trung thành các khu, cụm công nghiệp.

Với vùng biển rộng lớn, có nhiều loại hải sản sinh sống và phát triển, trữ lượng tôm, cá lớn khoảng 464.660 tấn, hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Ngoài ra, tỉnh đó và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng [54]. Đây là cơ sở thực tế, hiện có để Kiên Giang tổ chức và phát triển công nhân ngành chế biến thủy sản

Với cảnh quan thiên nhiên và điều kiện địa lý tuyệt vời, đảo Phú Quốc đang trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Phú Quốc đó được Chính phủ phê duyệt quy hoạch trở thành Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao mang tầm khu vực và quốc tế.

Về tài nguyên khoáng sản: Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc

nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua thăm dũ điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đó xỏc định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá quý (huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Riêng về đá vôi có hơn 20 ngọn núi với trữ lượng khoảng hơn 440 triệu tấn, có một số núi đá vôi cần giữ lại di tích lịch sử, thắng cảnh và yêu cầu quân sự, nên trữ lượng để dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng là hơn 245 triệu tấn, với nguyên liệu này đủ để sản xuất 2,8 - 3 triệu tấn Clinker/năm trong thời gian trên 50 năm. Nguồn lợi khoáng sản trên sẽ sản xuất các loại sản phẩm như: xi măng, gạch ngói, gốm sứ, đá ốp lát, đá xây dựng, vôi; đá huyền, thạch anh làm đồ trang sức mỹ nghệ; cát làm thuỷ tinh; than bùn làm chất đốt, phân bón… [5, tr.9].

* Về công nghiệp

Với nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phong phú, năm 2007, sản lượng thuỷ sản mà Kiên Giang đạt được khoảng 340.000 tấn (trong đó đánh bắt 310.000 tấn, nuôi trồng 30.000 tấn); sản lượng lúa hằng năm đạt xấp xỉ 3 triệu tấn; nhiều loại nông sản khác. Cùng với nguồn khoáng sản đá vôi khoảng 440 triệu tấn tỉnh Kiên Giang có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản đó hỡnh thành từ lõu trờn địa bàn tỉnh và được phân bố tại nhiều nơi như: Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc. Trong những năm gần đây, tại huyện Châu Thành, khu công nghiệp chế biến thuỷ sản và phục vụ hậu cần nghề cá đó hỡnh thành thu hỳt nhiều lao động đến đây làm việc.

Tại Kiên Lương, đang hỡnh thành khu cụng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại, Kiên Lương có 5 công ty và nhà máy sản xuất xi măng của trung ương, địa phương và nhà đầu tư nước ngoài, lớn nhất phải kể đến công ty xi măng Hà Tiên 2 với thương hiệu nổi tiếng hàng chục năm qua; nhà mỏy Hũn Chụng của cụng ty liờn doanh xi măng Holcim, dây chuyền thứ 2 của nhà máy công suất 10.000 tấn Klinker/ngày đó được cấp phép xây dựng sẽ khởi công vào quý I năm 2009. Cũng tại Kiên Lương, Thủ tướng Chính phủ đó đồng ý cho tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư xây dựng trung tâm nhiệt điện lớn nhất Việt Nam công suất 4.400MW. Một khu công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thuỷ cũng được quy hoạch tại đây. Như vậy, trong tương lai không xa, Kiên Lương sẽ trở thành trung tâm công nghiệp ở phía Tây Nam của tổ quốc.

* Về dịch vụ - du lịch

Không chỉ có công nghiệp, dịch vụ - du lịch ở Kiên Giang cũng có nhiều điều kiện để phát triển. Là tỉnh có chung đường biên giới trên bộ và trên biển với vương quốc Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Xà Xía, chính phủ đó cho phép tỉnh Kiên Giang áp dụng quy chế khu kinh tế cửa khẩu tại Hà Tiên với quyết định 32/QĐ-CP, ngày 3/2/2000, đây chính là cơ sở để thương mại ở khu vực Hà Tiên cũng như toàn tỉnh phát triển. Quyết định 178/QĐ-CP về phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang càng tạo điều kiện cho khu vực Hà Tiên – Phú Quốc phát triển.

Với tiềm năng du lịch phong phú, Kiên Giang được xác định là một trong năm vùng trọng điểm du lịch của cả nước. Du lịch Kiên Giang đó và đang ngày càng phát triển, nhất là với quyết định số: 01/QĐ-TTg, ngày 8 tháng 1 năm 2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006-2020. Với mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020 phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của đảo Phú Quốc; gắn với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phũng, du lịch Kiờn Giang càng có điều kiện phát triển.

Với thực trạng phát triển công nghiệp và dịch vụ tỉnh Kiên Giang cũng như xu hướng phát triển trong tương lai của nó, đũi hỏi đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang phải phát triển cả về số lượng và chất lượng mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành nghề này. Ngược lại, khi công nghiệp dịch vụ phát triển lại tạo điều kiện cho đội ngũ công nhân tăng cường chất lượng của mỡnh.

Để có cơ cấu đội ngũ công nhân hợp lý cần phải có kế hoạch, qui hoạch phát triển số lượng công nhân có tỷ lệ tương ứng với cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang, trong đó chú trọng phát triển số lượng công nhân các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, du lịch… phải gắn chặt với kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu… phù hợp với nhiệm vụ phát triển công nghiệp mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang khoá VIII đó đề ra:

Đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên sản xuất vật liệu xây

dựng và chế biến nông - thuỷ sản, làm tăng sức cạnh tranh nông hải sản hàng

hoá trên thị trường trong nước và quốc tế… Đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông - thuỷ sản của tỉnh đến năm 2010, các chương trỡnh hành động của Tỉnh uỷ về khoa học công nghệ, về hội nhập kinh tế quốc tế,…

Tập trung đầu tư ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát

triển nhanh và bền vững. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển Phú

Quốc thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước và khu vực, đồng thời phát triển đồng bộ các vùng du lịch trọng điểm khác của tỉnh, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đa dạng hoá các loại hỡnh du lịch, mở rộng liờn doanh liờn kết, hỡnh thành cỏc tour du lịch liờn hoàn trong tỉnh và khu vực, tạo ra cỏc sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ [45, tr.55].

Đầu tư phát triển kinh tế cửa khẩu, nâng cấp cửa khẩu Xà Xía thành cửa khẩu quốc tế. Phát triển thương mại mậu biên, bán buôn và mua sắm phục vụ du lịch[45, tr.58].

Là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được thiên nhiên ưu đói, Kiờn Giang cú nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú, khoáng sản dồi dào bậc nhất ở

vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch, Do đó, với lợi thế và tiềm năng của mỡnh thỡ đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang cần phải cú sự phỏt triển hợp lý về số lượng và cơ cấu, đặc biệt chú trọng đến thế mạnh của địa phương để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá docx (Trang 70 - 75)