Phụ lục C: Nguồn gốc của đại dịch Tóm l−ợc nhanh

Một phần của tài liệu Kế hoạch phòng chống dịch cúm.pdf (Trang 50 - 54)

Tóm l−ợc nhanh

Có ba thuyết về sự xuất hiện của vi rút gây đại dịch: tái tổ hợp gien giữa các vi rút gây bệnh cho ng−ời và cho động vật; vi rút di chuyển trực tiếp giữa động vật và ng−ời; và vi rút tái xuất hiện từ các ổ chứa không đ−ợc nhận diện hay không bị nghi ngờ. Tái tổ hợp gien tỏ ra là một lời giải thích hợp lý, ví dụ, về việc tại sao vi rút tuýp A (H3N2) xuất hiện năm 1968 có đ−ợc gien gây ng−ng kết hồng cầu, khác với vi rút cúm châu á H2N2 tr−ớc đó. Việc tái tổ hợp gien có thể diễn ra qua sự bội nhiễm ở những con lợn vốn cảm nhiễm với vi rút từ con ng−ời và từ loài lông vũ. Những thực hành trong nông nghiệp và hoàn cảnh sinh thái ở Trung Quốc và những nơi khác giống nh− thế có thể tạo ra cơ hội lý t−ởng cho sự bội nhiễm. Thuyết thứ hai là cách giải thích phù hợp nhất về vi rút gây đại dịch 1918. Thuyết thứ ba tỏ ra −u việt khi giải thích sự tái xuất hiện vào năm 1977 của vi rút H1N1 giống với vi rút từ năm 1950, mặc dù đến giờ chúng ta vẫn ch−a hiểu đ−ợc rằng vi rút có thể ẩn nấp ở đâu và nh− thế nào để không bị phát hiện ra trong nhiều năm.

Tác nhân căn nguyên gây bệnh cúm đ−ợc biết đến từ năm 1933, và vi rút cúm hiện đ−ợc phân loại thành hai tuýp chính, A và B. Mặc dù các vi rút cúm A và B th−ờng gây dịch, nh−ng chỉ có vi rút cúm A có khả năng gây ra đại dịch. Trong những khoảng thời gian không có đại dịch, các vi rút cúm A và B tiến hoá bằng cách tích luỹ đột biến trong các protein ng−ng kết hồng cầu (HA) và neuraminidaza (NA). Những thay đổi này đ−ợc gọi là “quá trình biến đổi kháng nguyên”, và chủng gây dịch mới khác một cách điển hình với chủng cũ ở một số a xít amin trong protein HA (Schild, 1996). Vi rút gây đại dịch xuất hiện nhờ “quá trình biến đổi kháng nguyên”, có đặc tr−ng là sự thay đổi rõ rệt trong phân tuýp HA, có hoặc không có sự thay đổi trong NA.

Có 3 thuyết về sự xuất hiện của vi rút gây đại dịch:

tái tổ hợp gien giữa các vi rút gây bệnh cho ng−ời và cho động vật

• vi rút di chuyển trực tiếp giữa động vật và ng−ời

• vi rút tái xuất hiện từ các ổ chứa không đ−ợc nhận diện hay không bị nghi ngờ

Thuyết thứ nhất dựa trên sự kiện cả chủng gây đại dịch tuýp A (H2N2) năm 1957 lẫn chủng gây đại dịch tuýp A (H3N2) năm 1968 đều chứa các gien của vi rút cúm gà và vi rút cúm ng−ời (Webster, 1992). Trên thực tế, điểm khác biệt chính giữa những vi rút này là sự thay thế gien mã hoá chất gây ng−ng kết hồng cầu của năm 1968, biến nó từ H2 thành H3. Do bản chất phân đoạn của

bộ gien vi rút cúm, nên sự tái tổ hợp gien dễ dàng xảy ra trong quá trình bội nhiễm. Có thể cho rằng việc tái tổ hợp gien giữa các vi rút cúm gà và cúm ng−ời cũng xảy ra ở lợn, là loài cảm nhiễm với một số vi rút cúm có nguồn gốc từ ng−ời và lông vũ (Scholtissek, 1987).

Những tài liệu l−u trữ đ−ợc cho thấy các chủng gây đại dịch lần đầu tiên xuất hiện trong các đại dịch Trung Quốc vào năm 1957, 1968 và 1977. Trung Quốc có dân số đông và nhiều cộng đồng chăn nuôi cả lợn lẫn vịt. Đồng thời, từ miền bắc xuống miền nam Trung Quốc có sự thay đổi khí hậu lớn, do đó mỗi tháng trong năm luôn có hiện t−ợng nhiễm khuẩn cúm ở ng−ời xảy ra ở một nơi nào đó trên đất n−ớc này. Sự kết hợp của những yếu tố đó chính là chìa khoá tìm đến nguồn gốc của các đại dịch cúm. Nh− vậy, có thể là những thực hành trong nông nghiệp và hoàn cảnh sinh thái ở đây liên tục tạo ra cơ hội cho động vật bội nhiễm vi rút cúm gây bệnh cho ng−ời, lông vũ và lợn. Hiện t−ợng bội nhiễm tạo điều kiện cho việc tái tổ hợp gien, từ đó chọn lọc ra những vi rút có khả năng gây dịch cho ng−ời thông qua một chuỗi lây truyền giữa động vật hay con ng−ời trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, cũng có những nơi khác ngoài Trung Quốc mà ở đó sự tiếp xúc gần gũi giữa các loài - kể cả con ng−ời - giúp cho vi rút cúm tái tổ hợp gien để gây nhiễm đ−ợc cho ng−ời, nh− đã thấy qua việc phân lập đ−ợc vi rút tái tổ hợp gien cúm A (H3N2) ở lông vũ và ng−ời từ các bệnh nhi ở Hà Lan (Claas, 1994).

Thuyết thứ hai nhận đ−ợc sự cổ vũ mạnh nhất từ bằng chứng di truyền học cho thấy a xít nucleic ở mô bảo quản từ những nạn nhân của đại dịch 1918 có liên quan mật thiết với gien của các vi rút H1N1 ở lợn tr−ớc đây (Taubenberger, 1997). Bản thân vi rút cúm lợn cũng tỏ ra có quan hệ gần gũi với vi rút cúm gà (Webster, 1992). Nếu vậy, thì sự phối hợp các bằng chứng này có thể nói lên rằng các loài lông vũ là ổ chứa quan trọng của gien vi rút cúm có khả năng góp phần tạo nên các chủng gây đại dịch cho ng−ời. Khả năng di chuyển trực tiếp của vi rút cúm gà sang ng−ời mà không cần tái tổ hợp gien đ−ợc khẳng định khi vi rút cúm A (H5N1) có khả năng sinh bệnh cao cho lông vũ làm cho một số ít c− dân của Đặc khu Hồng Công nhiễm khuẩn, nh−ng trong đó có những ng−ời mắc bệnh trầm trọng và tử vong, trong năm 1997 (WHO, 1998). Ví dụ khác về sự di chuyển trực tiếp rõ rệt của vi rút cúm từ lông vũ sang ng−ời là việc phân lập đ−ợc vi rút cúm gà A (H7N7) ở một ng−ời Anh tr−ởng thành (Kurtz, 1996) và vi rút cúm A (H9N2) ở 2 bệnh nhân Hồng Công (1999). Ch−a thấy hiện t−ợng lây truyền từ ng−ời sang ng−ời.

Bổ sung cho cả hai thuyết trên là khả năng chỉ có một số phân tuýp HA (ví dụ H1, H2, H3) có tiềm năng gây dịch cho ng−ời, và chúng sẽ quay vòng ở ng−ời theo một cách nào đó. Thuyết này dựa trên những nghiên cứu kháng thể trong huyết thanh của những ng−ời sống qua các giai đoạn đại dịch tr−ớc đây. Những dữ liệu huyết thanh học này cho thấy vi rút gây đại dịch năm 1889 có chất ng−ng kết hồng cầu H2 có liên quan đến vi rút phân lập đ−ợc trong đại dịch 1957, và vi rút gây đại dịch trong khoảng năm 1900 có chất ng−ng kết hồng cầu H3 có liên quan đến vi rút phân lập đ−ợc trong đại dịch 1968. T−ơng

tự, vi rút tuýp A (H1N1) tái xuất hiện năm 1977 có cả gien gây ng−ng kết hồng cầu lẫn neuramidaza (cũng nh− tất cả các gien khác) về cơ bản giống nh− vi rút H1N1 phân lập năm 1950. Nếu thuyết giới hạn vào những phân tuýp có khả năng gây nhiễm và lây lan ở ng−ời này là đúng, thì không rõ là các phân tuýp đó tồn tại từ 20 - 80 năm trong khoảng thời gian giữa các đại dịch chỉ d−ới dạng vi rút cúm động vật hay còn có cách nào khác. Chắc chắn rằng khó có thể giải thích sự t−ơng đồng rõ nét nói chung giữa các vi rút tuýp A (H1N1) 1977 và 1950 mà không nhắc đến “tình trạng ngủ yên”; do đó điều này cần đ−ợc l−u ý trong thuyết về cơ chế tiềm tàng thứ ba liên quan đến sự xuất hiện của các vi rút cúm gây đại dịch, mặc dù còn ch−a biết đến cách vi rút cúm có thể lẩn trốn trong nhiều năm.

Một phần của tài liệu Kế hoạch phòng chống dịch cúm.pdf (Trang 50 - 54)