Nâng cao tâm lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy (Trang 27 - 29)

Tâm lực là phẩm chất, ý thức và thái độ làm việc của người lao động. Hay có thể hiểu tâm lực chính là thái độ, tâm lý làm việc, khả năng chịu áp lực công việc của người lao động.

- Chỉ số tuân thủ mệnh lệnh cấp trên: Thể hiện sự tự giác và tập trung vào thực hiện các mệnh lệnh được cấp trên giao cho của người nhân viên.

Đồng thời, nó cũng thể hiện mức độ tuân thủ của người nhân viên đối với nọi quy, quy định, quy trình làm việc của công ty.

- Chỉ số chủ động trong công việc: Nói lên mức độ làm chủ công việc của người nhân viên. Nó là sự kết hợp giữa Lãnh đạo và quản lý công việc với Lãnh đạo và quản lý bản thân; hay nói đúng hơn là nắm thế chủ động trong công việc.

- Chỉ số trung thực: trung thực ở đây trước hết là trung thực với lòng mình, trung thực với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới trong công việc. Trung thực ở đây không phải chỉ là không nói dối mà trung thực là không che dấu những thông tin có liên quan đến công việc về bản thân, về 25 công việc, về kết quả công việc của mình hay của người khác mà mình biết

được.

- Chỉ số tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong công việc: Tổ chức

được lập ra là để thực hiện những công việc mà một cá nhân hoặc một nhóm người ô hợp không thể thực hiện được. Một tổ chức hoàn toàn khác một nhóm người ô hợp. Sự khác biệt giữa một tổ chức và một nhóm người ô hợp là trong nhóm người ô hợp thì mạnh ai nấy làm theo ý của mình, còn một tổ chức thì có sự hợp tác và thống nhất ý chí hành động của tất cả mọi người lại thành một, chính điều này tạo nên sức mạnh của tổ chức. Nếu những thành viên trong một tổ chức chỉ toàn là những người làm việc một mình, thiếu tinh thần

đồng đội, thiếu sự hợp tác với đồng nghiệp thì sức mạnh của sức mạnh của tổ

chức sẽ bị suy yếu.

- Chỉ số khả năng học hỏi và phát triển: Thế giới luôn luôn thay đổi và phát triển, do vậy một tổ chức cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển để

cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển. Nếu một cá nhân trong tổ chức dừng lại thì sẽ biến thành vật cản cho sự phát triển của tổ chức.

- Chỉ số động lực làm việc: động lực làm việc là yếu tố thúc đẩy người nhân viên làm việc. Nó chịu sự chi phối của nhiểu yếu tố thành phần khác như

nhu cầu, giá trị, sự yêu thích công việc, kết nối sứ mệnh với công ty, sự cảm phục với người lãnh đạo, mức độ thỏa mãn công việc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy (Trang 27 - 29)