1.4.1.Nâng cao thể lực
Thể lực của nguồn nhân lực được thể hiện qua trạng thái sức khỏe của người lao động. Theo Tổ chức y tế thế giới: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”.
Nâng cao thể lực chính là việc nâng cao sức khỏe, trạng thái thoải mái của thể chất và tinh thần của nguồn nhân lực. Không có sức khỏe thì bất cứ ai cũng khó có thể hoàn thành được công việc, sức khỏe không chỉ biểu hiện chất lượng nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc. Hay nói cách khác, sức khỏe vừa là mục đích của sự phát triển và cũng là điều kiện của sự phát triển. Tình trạng sức khỏe của người lao động bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài. Chất lượng nguồn nhân lực được cấu thành bởi năng lực tinh thần và năng lực thể chất, tức là nói đến sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong công việc; thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực; bởi nếu không chịu được sức ép của công việc cũng như không thể tìm tòi, sáng tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới. Thể lực của người lao động
được hình thành, duy trì và phát triển bởi chếđộ dinh dưỡng, chếđộ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, thể lực của người lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tếxã hội, phân phối thu nhập cũng như chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe người lao động không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, mà còn là vấn đề của xã hội. Vì vậy, tổ chức, doanh nghiệp phải rất chú trọng mở rộng tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người lao động. Từ đó đề cao ý thức phòng, chống các bệnh nghề
nghiệp, đảm bảo cho người lao động luôn có sức khỏe tốt.