Phân loại thiết bị làm việc dưới áp suất

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 57 - 59)

CHẾT ẠO THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

10.2. Phân loại thiết bị làm việc dưới áp suất

Bởi vì hệ thống các quy tắc và các định mức về thiết bị đã ra đời sớm hơn một chút so với “Những luận đề chung…” [5], do lịch sửđể lại, trong các văn bản đó việc phân loại thiết bị được ký hiệu một cách hình thức bằng các thứ bậc hơi khác so với trong ОПБ. Thiết bị của Nhà máy điện hạt nhân làm việc dưới áp suất được chia thành các nhóm A, B và C, vốn là một phần của các bộ phận của các cấp an toàn tương ứng 1, 2 và 3 theo [5].

Lưu ý rằng, không phải tất cả thiết bị và các bộ phận (các thanh nhiên liệu, các thanh của hệ thống điều khiển và bảo vệ, các cơ cấu bên trong lò phản ứng, các tuabin, thiết bị điều dòng của các vòng tuần hoàn phụ trợ, thiết bị điện, nguồn cấp điện và các bộ phận khác) chịu sự điều chỉnh của [5]. Đối với các bộ phận đó có các văn bản định mức riêng khác nhau, trong đó có các mức của những yêu cầu công nghiệp chung của Ủy ban Giám sát Kỹ thuật khai khoáng Nhà nước.

Thiết bị và các đường ống mà Các quy tắc [10] điều chỉnh, được chia thành các nhóm A, B và C, tùy thuộc vào mức độ mà hệ thống có các thiết bị đó ảnh hưởng đến độ an toàn của cụm thiết bị năng lượng (AЭУ) và thành các cấp 1, 2 và 3 theo phân loại trong “Những luận đề chung…” [5].

Trong nhóm A (cấp an toàn thứ nhất) có các thiết bị và đường ống, mà hỏng hóc của chúng sẽ là biến cố khởi nguồn dẫn đến gia tăng các giới hạn hư hại đã quy định khi có sự cố thiết kế của các bó nhiên liệu (BNL), trong khi các hệ thống an toàn hoạt động theo thiết kế; cũng như vỏ của các lò phản ứng và các kênh công nghệ của AЭУ bất kỳ, không phụ thuộc vào hậu quả hỏng hóc của chúng.

Trong nhóm B (cấp an toàn thứ hai) có các thiết bị và đường ống, mà hỏng hóc của chúng dẫn đến rò rỉ chất tải nhiệt vốn đảm bảo làm nguội vùng hoạt lò phản ứng, rò rỉ

này không khắc phục được bằng các bộ phận khóa kín, và (hoặc) cần đưa các hệ thống an toàn vào hoạt động; cũng như các thiết bị và đường ống của các hệ thống AЭУ có các lò phản ứng nơtron nhanh, hoạt động tiếp xúc với chất tải nhiệt kim loại lỏng, không phụ

thuộc vào hậu quả hỏng hóc của chúng (ngoại trừ các thiết bị và đường ống thuộc nhóm A).

Trong nhóm C (cấp an toàn thứ ba) có các thiết bị và đường ống, không nằm trong các nhóm A và B:

hỏng hóc dẫn đến rò rỉ chất tải nhiệt, vốn đảm bảo làm nguội vùng hoạt lò phản ứng; hỏng hóc dẫn đến hỏng một trong số các hệ thống an toàn hoặc một trong số các kênh; hỏng hóc dẫn đến thoát các chất phóng xạ hoạt hóa cao hoặc trung bình.

Các ví dụ danh mục các hệ thống, mà các quy tắc hiện hành điều chỉnh, kèm theo chỉ dẫn các nhóm, nằm trong các hệ thống thiết bị và đường ống, được đưa ra trong Phụ lục 2 của văn bản [10].

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 57 - 59)