Giả định hoặc lựa chọn trên cơ sở phân tích các biến cố khởi nguồn của sự cố

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 95 - 96)

3. Các nguyên tố khó nóng chảy:

16.2.1. Giả định hoặc lựa chọn trên cơ sở phân tích các biến cố khởi nguồn của sự cố

Lựa chọn các biến cố khởi nguồn, theo đó bắt đầu các phân tích tiếp sau – một trong những giai đoạn quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng. Ở đây quan trọng là danh mục các sự cốđược chọn để xem xét và cả xác suất các biến cố khởi nguồn

đó . Xác suất – thừa số thứ nhất trong định nghĩa xác suất cuối cùng của tình huống sự cố đã cho W 1 0 W 1 0 W

i trong mục 16.1. Việc tính toán đem lại một trong số các bất

định của các kết quả cuối cùng ВАБ. Có hai con đường để tính toán các giá trị đó: thống giải tích. Những hạn chế của việc sử dụng phương pháp thống kê có liên quan đến việc thống kê quá ít (hoặc hoàn toàn không có) các hỏng hóc thiết bị lớn của Nhà máy

điện hạt nhân (vỏ lò phản ứng, các đường ống, các bể-sủi bọt). Đối với các thiết bị nhỏ

hơn, thống kê các hỏng hóc có rõ ràng hơn. Tuy nhiên phần đóng góp từ các hỏng hóc đó không phải là áp đảo trong tổng lượng rủi ro. Các phương pháp giải tích cho phép tính toán các xác suất hỏng hóc các bộ phận riêng biệt có thống kê rất ít hoặc khi không có

10 0

thống kê (cơ học phá hủy các bình chứa do áp suất, các phương pháp tin cậy, các phương pháp Baier,…), nhưng tính đích thực (chính xác) của những giá trị nhận được không thỏa mãn tính chính xác mong muốn để áp dụng các giải pháp tương ứng.

Dù sao đi nữa thì việc chuẩn bị “các biến cố khởi nguồn” cũng là giai đoạn rộng lớn ban

đầu của toàn bộ công việc, trên cơ sở:

tổ chức thu thập và xử lý các số liệu tương ứng;

đánh giá bằng các phương pháp thống kê và giải tích các biến cố có tính đại diện hơn cả; lựa chọn các biến cố có ý nghĩa hơn cảđể tiếp tục xem xét bằng cách đánh giá giám định ý nghĩa của chúng trong kết quả cuối cùng.

Lưu ý rằng, nhiệm vụ lựa chọn các biến cố khởi nguồn để xem xét rất giống với lựa chọn các sự cố ngoài thiết kế cần thiết để xem xét trong [5], ở đó đòi hỏi người thiết kế phải

định hình danh mục các sự cố này, còn cơ quan điều tiết phải thống nhất ý kiến. Ở đây cần một quá trình lặp như vậy.

Theo thực tiễn đã xác lập, một nhóm các sự cố sau đây được chấp nhận để xem xét khi phân tích đối với các lò phản ứng dạng WWER và PWR:

mất chất tải nhiệt vòng sơ cấp (rò rỉ lớn, trung bình và nhỏ);

rò rỉ từ vòng sơ cấp vào vòng thứ cấp (kể cảđứt vỡ các ống của bình sinh hơi); đứt vỡđường ống hoặc đường dẫn hơi vòng thứ cấp;

hỏng hóc toàn bộ dẫn thoát nhiệt đến bộ hấp thụ nhiệt cuối cùng; hỏng hóc toàn bộ hệ thống bù bình sinh hơi;

mất điện hoàn toàn tổ máy;

hỏng hóc hệ thống bảo vệ sự cố của lò phản ứng trong thời gian quá trình chuyển tiếp; các quá trình chuyển tiếp trong các vòng sơ cấp và thứ cấp, kể cả suy giảm không chủđịnh nồng độ axit boric trong chất tải nhiệt vòng sơ cấp;

mất nguồn cấp điện;

các biến cố bên ngoài (hỏa hoạn, động đất,…).

Trong thực tế, các nghiên cứu được tiến hành ở mức độ này hay mức độ khác là xuất phát từ thông tin có được và nhiệm vụđược đặt ra, thường là, chỉđối với ВАБ mức thứ nhất.

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 95 - 96)