Các yêu cầu chung

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 48 - 49)

THIẾT KẾ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

9.1.Các yêu cầu chung

Văn bản định mức [5] xác định các yêu cầu chung khi thiết kế Nhà máy điện hạt nhân trên cơ sở cách tiếp cận tất định và nguyên tắc bảo vệ theo chiều sâu. Chúng ta lưu ý các yêu cầu quan trọng hơn cả là:

1. Theo quan niệm bảo vệ theo chiều sâu, Nhà máy điện hạt nhân cần có các hệ thống an toàn, có nhiệm vụ thực hiện các chức năng an toàn cơ bản như:

dừng khẩn cấp lò phản ứng và duy trì nó trong trạng thái dưới tới hạn; dẫn thoát khẩn cấp nhiệt từ lò phản ứng;

duy trì các chất phóng xạ trong giới hạn đã định.

Nội dung cần thiết và các phương pháp thực hiện các chức năng an toàn được cụ thể hóa trong các định mức và quy tắc liên bang trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân, còn

để áp dụng cho mỗi Nhà máy điện hạt nhân thì chúng được quy định và được lấy làm cơ

sở trong thiết kế và cần được phản ánh trong báo cáo an toàn.

2. Ở Nhà máy điện hạt nhân cần phải tính trước các phương tiện kỹ thuật, đảm bảo làm giảm thiểu hậu quả của những sự cố ngoài thiết kế.

3. Các hệ thống (bộ phận) đảm bảo an toàn cần có khả năng thực hiện các chức năng của mình trong các nội dung đã quy định trong thiết kế, có tính đến tương tác của các hiện tượng tự nhiên (động đất, bão, lụt có khả năng xảy ra trong vùng mặt bằng Nhà máy điện hạt nhân), các biến cố bên ngoài do con người tạo ra đặc trưng cho mặt bằng được chọn

để xây dựng Nhà máy điện hạt nhân, và (hoặc) khi có các tác động cơ học, nhiệt, hóa học và các tác động khác có thể có của các sự cố thiết kế.

4. Khi thiết kế Nhà máy điện hạt nhân, các biện pháp cảnh báo hoặc bảo vệ các hệ thống (bộ phận) khỏi bị hỏng hóc do các nguyên nhân chung cần phải được tính trước và có cơ

sở.

5. Khi thiết kế các hệ thống (bộ phận) của Nhà máy điện hạt nhân và РУ cần phải ưu tiên cho những hệ thống (bộ phận), mà cơ cấu của chúng dựa trên cơ sở nguyên tắc tác động thụđộng và các tính chất tự bảo vệ nội tại (tựđiều chỉnh, quán tính nhiệt và các quá trình tự nhiên khác).

6. Trong thiết kế Nhà máy điện hạt nhân cần tính trước các phương tiện, nhờ nó mà loại trừđược các sai lầm của nhân viên hoặc làm giảm nhẹ các hậu quả của chúng, kể cả khi bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.

7. Cần phải có cơ sở cho việc sử dụng vào nhiều mục đích của các hệ thống an toàn và các bộ phận của chúng. Việc kết hợp các chức năng an toàn và các chức năng làm việc bình thường không được dẫn đến vi phạm các yêu cầu đảm bảo an toàn nhà máy điện hạt nhân và làm suy giảm độ tin cậy cần thiết của các hệ thống (bộ phận) vốn thực hiện các chức năng an toàn.

8. Các hệ thống (bộ phận) của Nhà máy điện hạt nhân có tầm quan trọng đối với an toàn cần phải, theo quy tắc, trải qua kiểm tra trực tiếp và toàn diện theo các chỉ số thiết kế khi

đưa vào vận hành, sau khi sửa chữa và kiểm tra định kỳ trong suốt thời hạn làm việc Nhà máy điện hạt nhân.

Nếu không thể tiến hành kiểm tra trực tiếp hoặc toàn diện, điều mà cần phải được chứng minh trong thiết kế, thì tiến hành kiểm tra gián tiếp và (hoặc) từng phần. Mức độ kiểm tra gián tiếp và (hoặc) từng phần cần phải có cơ sở trong thiết kế.

9. Các hệ thống an toàn cần hoạt động sao cho có hiệu quả ngay. Việc hồi phục hệ thống an toàn về trạng thái ban đầu cần đến các tác động liên tiếp của người vận hành.

10. Báo cáo luận chứng an toàn nhà máy điện hạt nhân cần có các số liệu về các chỉ số tin cậy của các hệ thống làm việc bình thường có tầm quan trọng đối với an toàn, và các bộ

phận của chúng thuộc cấp an toàn 1 và 2, cũng như các hệ thống và các bộ phận an toàn. Việc phân tích độ tin cậy cần được tiến hành có tính đến các hỏng hóc theo nguyên nhân chung và các sai lầm của nhân viên.

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 48 - 49)