CÁCH TIẾP CẬN TẤT ĐỊNH
7.2. Những định nghĩa chủ yếu trong khuôn khổ phương pháp tiếp cận tất định
Trước đây đã nhấn mạnh khả năng có tính khách quan của cách tiếp cận không đơn nghĩa
đối với định nghĩa các khái niệm then chốt, như an toàn, sự cố,…Để hiểu và lý giải một cách đơn nghĩa, quan trọng là xây dựng một hệ thống các thuật ngữ và các định nghĩa của các thuật ngữ đó có tính khép kín, không mâu thuẫn về logic. Điều đó trở thành sự bảo lãnh cho các hành động được thỏa thuận trong tương lai của các nhà chuyên môn trong việc đảm bảo an toàn thực sự.
Sẽđưa ra một loạt thuật ngữ và định nghĩa các thuật ngữđó trên cơ sở văn bản định mức xuất bản gần đây nhất “Những luận đề chung đảm bảo an toàn các cơ sở hạt nhân” (ОПБ- 88/97) [5].
Cơ sở hạt nhân – cụm thiết bị hạt nhân để sản xuất năng lượng trong các chế độ và các
điều kiện thích ứng, được xây dựng trong giới hạn một khu vực đã được xác định trong thiết kế, ở đó để thực hiện mục đích sản xuất năng lượng có sử dụng lò (các lò) phản ứng
hạt nhân và các hệ thống, các cơ cấu, các thiết bị và các công trình xây dựng cần thiết, cùng với các cán bộ (nhân viên).
An toàn nhà máy điện hạt nhân, an toàn hạt nhân, an toàn phóng xạ – nhằm hạn chế
tác động phóng xạ lên nhân viên, cư dân và môi trường xung quanh trong các giới hạn đã
được quy định của Nhà máy điện hạt nhân khi làm việc bình thường và khi không bình thường, kể cả sự cố.
Sự cố – sai phạm vận hành Nhà máy điện hạt nhân, khi đó có phát thải các chất phóng xạ
và (hoặc) bức xạ ion hóa ra ngoài khu vực định trước trong thiết kế vận hành an toàn, với khối lượng vượt các giới hạn an toàn vận hành đã định. Sự cốđược đặc trưng bởi biến cố
khởi nguồn, các cách thức diễn biến và các hậu quả.
Sự cố hạt nhân – sự cố, liên quan với hư hại các thanh nhiên liệu vượt quá các giới hạn an toàn vận hành đã định, và (hoặc) chiếu xạ con người quá mức cho phép, do
sai phạm trong kiểm soát và điều khiển phản ứng dây chuyền phân hạch hạt nhân trong vùng hoạt lò phản ứng;
xuất hiện trạng thái tới hạn khi thay và đảo nhiên liệu, khi vận chuyển và lưu giữ các thanh nhiên liệu;
sai phạm chếđộ dẫn thoát nhiệt khỏi các thanh nhiên liệu; các nguyên nhân khác dẫn đến hư hại các thanh nhiên liệu.
Biến cố khởi nguồn – hỏng hóc đơn lẻ trong các hệ thống (bộ phận) Nhà máy điện hạt nhân, biến cố bên ngoài hoặc sai lầm của nhân viên dẫn đến sai phạm hoạt động bình thường và có thể dẫn đến sai phạm các giới hạn và (hoặc) các điều kiện vận hành an toàn. Biến cố khởi nguồn bao gồm tất cả các hỏng hóc đi kèm, vốn là hậu quả của nó.
Con đường diễn biến của sự cố– một dãy liên tục các trạng thái của các hệ thống và các bộ phận của Nhà máy điện hạt nhân trong quá trình phát triển sự cố.
Hậu quả của sự cố – tình trạng phóng xạ xuất hiện sau sự cố, mang lại thiệt hại và tổn thương do tác động phóng xạ lên nhân viên, cư dân và môi trường xung quanh vượt quá giới hạn đã định.
Trạng thái cuối cùng – trạng thái kiểm soát được đã được thiết lập của các hệ thống và các bộ phận trong Nhà máy điện hạt nhân sau sự cố.
Sự cố thiết kế – sự cố, mà đối với nó, trong thiết kếđã xác định được các biến cố khởi nguồn và trạng thái cuối cùng, và đã dự tính được các hệ thống an toàn, đảm bảo hạn chế
tắc hỏng hóc đơn lẻ của các hệ thống an toàn hoặc tính đến một sai lầm của nhân viên không phụ thuộc vào biến cố khởi nguồn.
Các giới hạn thiết kế – giá trị của các thông số và các đặc tính tình trạng của các hệ
thống (các bộ phận) và của Nhà máy điện hạt nhân nói chung, được quy định trong thiết kế cho hoạt động bình thường, khi có sai phạm các hoạt động bình thường, kể cả các tình huống tiền sự cố và các sự cố.
Các hỏng hóc do nguyên nhân chung – các hỏng hóc của các hệ thống (bộ phận), xuất hiện do hậu quả của một hỏng hóc hoặc sai lầm của con người, hoặc tác động bên ngoài hoặc nội tại, hoặc một nguyên nhân nội tại.
Ghi chú: 1. Những tác động hoặc những nguyên nhân nội tại – các tác động xuất hiện ở những biến cố khởi nguồn các sự cố, kể cả sóng va đập, các tia, các vật bay, sự thay đổi các thông số môi trường (áp suất, nhiệt độ, hoạt độ hóa học,…), hỏa hoạn,…các nguyên nhân công nghệ, kết cấu và nội tại khác.
2. Những tác động bên ngoài – các tác động đặc trưng cho khu vực Nhà máy điện hạt nhân của các hiện tượng tự nhiên và hoạt động của con người (ví dụ, động đất, mức cao và thấp của nước mặt và nước ngầm, bão lốc, các sự cố giao thông đường không, đường thủy, đường bộ, hỏa hoạn, cháy nổở các cơ sở lân cận,…)
Sai lầm của nhân viên – tác động sai, đơn lẻ, không cố ý đến bộ phận điều khiển hoặc một lần bỏ sót thao tác đúng; hoặc thao tác sai, đơn lẻ, không cố ý trong quá trình bảo dưỡng kỹ thuật cho thiết bị và các hệ thống có tầm quan trọng đối với an toàn.
Giải pháp sai lầm – thực hiện sai không cố ý hoặc không thực hiện một loạt các thao tác liên tục, do đánh giá sai các quá trình đang diễn ra.
Nguyên tắc hỏng hóc đơn lẻ – nguyên tắc, mà khi phù hợp với nó thì hệ thống phải thực hiện được các chức năng đã định trong bất kỳ biến cố khởi nguồn nào cần nó hoạt động và khi có hỏng hóc, không phụ thuộc vào biến cố khởi nguồn, của một bộ phận bất kỳ
nào trong số các bộ phận chủđộng hoặc thụđộng, vốn có các chi tiết cơ khí chuyển động.
Hệ thống – tập hợp các bộ phận có nhiệm vụ thực hiện các chức năng đã định.
Các bộ phận – các thiết bị, dụng cụ, đường ống, cáp, kết cấu xây dựng và các chế phẩm khác đảm bảo thực hiện các chức năng đã định một cách độc lập, hoặc nằm trong thành phần của hệ thống và được coi là các đơn vị cấu trúc trong thiết kế khi phân tích độ tin cậy và độ an toàn.
Kênh của hệ thống – một phần của hệ thống, thực hiện chức năng của hệ thống trong nội dung thiết kếđã định.
Hỏng hóc không phát hiện được – hỏng hóc của hệ thống (bộ phận), không biểu lộ ở
thời điểm xuất hiện khi làm việc bình thường và không hiển lộ trước các phương tiện kiểm soát, được lắp đặt trước đó theo quy trình bảo dưỡng kỹ thuật và kiểm tra.
Hệ thống (bộ phận) chủ động – hệ thống (bộ phận) mà hoạt động của nó phụ thuộc vào hoạt động bình thường của hệ thống (bộ phận) khác, ví dụ hệ thống điều khiển an toàn (УСБ), nguồn năng lượng,…
Hệ thống (bộ phận) thụ động – hệ thống (bộ phận) mà hoạt động của nó có liên quan với biến cố làm cho nó hoạt động và không phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống (bộ
phận) chủđộng khác, ví dụ hệ thống điều khiển, nguồn năng lượng,…
Các tiêu chuẩn an toàn – giá trị các thông số và (hoặc) các đặc tính của Nhà máy điện