Các mục đích được đề xuất và được hiện thực hóa của việc sử dụng phép phân tích xác suất an toàn

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 93 - 95)

3. Các nguyên tố khó nóng chảy:

16.1. Các mục đích được đề xuất và được hiện thực hóa của việc sử dụng phép phân tích xác suất an toàn

tích xác suất an toàn

Phân tích xác suất an toàn (ВАБ) đã xuất hiện trên cơ sởđánh giá rủi ro từ Nhà máy điện hạt nhân và lần đầu tiên được thực hiện ở Mỹ do nhóm của G.S Rasmusen vào năm 1980, sau sự cốở TMI [19]. Mục đích của công trình này là chỉ rõ rằng, đối với con người, rủi ro chết chóc do sự cốở các cơ sở hạt nhân ít hơn nhiều so với tổn thất do các hiện tượng tự nhiên (sấm sét, bão lốc, động đất), do các tác động bất thường con người gây ra (cháy, nổ), do các trường hợp không may (chết đuối, chẹt xe, ngã từ trên cao,…).

Bản chất của cách tiếp cận là như sau. Cần định nghĩa rủi ro do Nhà máy điện hạt nhân (RNhà máy điện hạt nhân), vốn được xác định bằng biểu thức

       AC W ,i i

i

R =∑ Q

và so sánh nó với rủi ro do các nguyên nhân khác Rпр, hơn nữa cần thỏa mãn điều kiện

RNhà máy điện hạt nhân << Rпр. Ở đây Wi – xác suất xuất hiện tình huống sự cố i ở Nhà máy

điện hạt nhân; Qi – hậu quả của tình huống thứi.

Đối với mục đích ban đầu do Rasmusen đặt ra, hậu quảQ cần được biểu diễn bằng số các nạn nhân (chết, bị thương). Điều đó, ngoài việc phân tích tất cả các quá trình sự cố bên trong Nhà máy điện hạt nhân, cần phải xem xét các quá trình lan truyền các sản phẩm phóng xạ tại chỗ, có tính đến xác suất xảy ra các điều kiện khí quyển này hay khác, cần dự báo số nạn nhân trong số cư dân, có tính đến mọi yếu tố có thể có tác động phóng xạ

và sự phân bố cư dân xung quanh các NMĐHN đang hoạt động. Lời giải bài toán đó thúc

đẩy sự phát triển ВАБở các nước khác.

Khi đặt vấn đề phân tích tổng hợp như vậy áp dụng việc chia ВАБ ra làm ba mức: 1. Xác suất nóng chảy (hư hại) vùng hoạt (ВАБ mức thứ nhất).

2. Các xác suất và số lượng phát thải các sản phẩm phóng xạ ra ngoài giới hạn Nhà máy

3. Các xác suất và số lượng tác động lên cư dân do phát thải các sản phẩm phóng xạ

(ВАБ thứ ba).

Mặc dù Rasmusen có khả năng chỉ ra rằng, rủi ro do Nhà máy điện hạt nhân nhỏ hơn nhiều so với rủi ro do các nguyên nhân khác, nghĩa là, RNhà máy điện hạt nhân << Rпр (10-7 – 10-6 << 10-3 – 10-4 trong 1 năm), nhưng vẫn không có sự thay đổi triệt để quan điểm của cộng đồng, đang có những cảnh báo chống lại Nhà máy điện hạt nhân.

Các nguyên nhân:

tính bất định lớn có trong phân tích, do không đủ thông tin và kỹ năng mô hình hóa một cách đúng mực;

vấn đề hoàn toàn có tính tâm lý – phần lớn mọi người không thể hình dung được những xác suất nhỏ (10-7 – 10-6 trong 1 năm) có ý nghĩa như thế nào, nếu như trong trí nhớ của họ vẫn còn TMI, Chécnôbưn và những ký ức tiêu cực về việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Về các hiệu quả tích cực mà ngành năng lượng hạt nhân đem lại, mọi người không nhớđến.

Một thời đã qua và hiện tại có những người chủ trương sử dụng ВАБ đểđánh giá mức độ đầy đủ (dư thừa) các biện pháp an toàn theo quan điểm kinh tế, được áp dụng ở những Nhà máy điện hạt nhân hiện đại, theo các yêu cầu tất định. Trong công trình [20] đã cho thấy, mọi hoạt động theo hướng này đều không có hứa hẹn do hai nguyên nhân:

phải kéo theo rất nhiều tiêu chí vốn không đơn nghĩa để cộng đồng và khoa học tiếp thụ; nếu như chấp nhận những giá trị nhất định của cuộc sống con người, trên cơ sở phân tích như vậy có thểđi đến kết luận rằng, những yêu cầu đang được tiếp nhận có tính tất định và hiện đại là thừa, và rằng cần làm dịu chúng. Các kết luận như vậy không đem lại lợi ích cho tương lai phát triển của Nhà máy điện hạt nhân.

Kinh nghiệm tiến hành ВАБ trong 20 – 25 năm gần đây cho thấy, nó có thể là công cụ

thích hợp để bày tỏ những chỗ yếu nhất của Nhà máy điện hạt nhân và hình thành các biện pháp khắc phục chúng. Để thực hiện các mục đích đó, trong nhiều trường hợp, ВАБ

mức thứ nhất cũng hoàn toàn đủ để làm được, và trong một số trường hợp – mức thứ hai. Mặc dù trong tương lai gần ВАБ không thể (và có thể không bao giờ) thay thếđược các yêu cầu tất định, các tiêu chí xác suất như là những mốc định hướng bổ sung đã xuất hiện và đang đóng vai trò nổi bật trong thực tế trong nước và thế giới. Các tiêu chí của ВАБ

là:

xác suất phát thải ra ngoài giới hạn Nhà máy điện hạt nhân các sản phẩm phóng xạ với khối lượng đòi hỏi áp dụng các biện pháp

bảo vệ cư dân, 1/năm 10-6 – 10-7

Trong giai đoạn hiện nay, bằng các kết quả của mình, ВАБ có thể có ứng dụng về mặt kết cấu khi xác định nội dung hiện đại hóa và cấp phép hoạt động cho các tổ máy cũ đang hoạt động, cũng như khi xem xét khả năng kéo dài thời hạn vận hành các tổ máy đang hoạt động.

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 93 - 95)