Bộ luật về an toàn phóng xạ cư dân

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 78 - 79)

QUẢN LÝ VÀ LƯU GIỮ NHIÊN LIỆU ĐÃ CHÁY

14.1. Bộ luật về an toàn phóng xạ cư dân

Bộ luật РФ về an toàn phóng xạ cư dân là cơ sởđảm bảo bảo vệ sức khỏe cư dân và nhân viên khỏi tác động chiếu xạđược ban hành tháng 1 năm 1996, quy định những luận điểm cơ bản của mối quan hệ giữa các bên thực thể và pháp lý trong việc đảm bảo an toàn phóng xạ cư dân [15].

Luật đề cập đến an toàn phóng xạ cư dân như là “tình trạng được bảo vệ của các thế hệ

dân chúng hiện tại và tương lai khỏi tác động của bức xạ ion hóa có hại cho sức khỏe”. Bộ luật được xây dựng đồng thời với bộ luật về sử dụng năng lượng hạt nhân, nhưng

đáng tiếc là bởi các chuyên gia khác nhau, do tính lịch sử, đã đưa vào khái niệm “an toàn phóng xạ” những lĩnh vực ứng dụng khác nhau và những phương pháp khác nhau để đạt

đến những mục đích đặt ra. Trước đây đã giải thích tính hai mặt của thuật ngữ này. Không nên nghĩ rằng đó chỉ là đặc thù của nước ta. Phần nhiều, điều đó phản ánh thế giới quan phức tạp có tính lịch sử của các chuyên gia thuộc Ủy ban quốc tế về bảo vệ phóng xạ (МКРЗ), các cấu trúc nhà nước tương ứng về an toàn phóng xạ (HКРЗ - Ủy ban quốc gia về bảo vệ an toàn), IAEA, các cơ quan điều tiết quốc gia vềđảm bảo an toàn các cụm thiết bị lò phản ứng.

Bản chất của những tranh luận đã xuất hiện và đang tiếp tục giữa hai hướng hoạt động đó trên quy mô quốc gia và thế giới, là việc nào quan trọng hơn – việc quy định các định mức (giới hạn) tác động được phép của bức xạ lên cơ thể hay việc xác định các phương pháp ngăn ngừa và bảo vệ khỏi bức xạ. Việc này và việc kia đều quan trọng.

Bộ luật về an toàn phóng xạ của РФ quy định nhiều vấn đề quan trọng về mặt pháp lý: các nguyên tắc đảm bảo an toàn phóng xạ theo quan điểm của Bộ Y tế Nga;

quyền hạn của nhà nước và các chủ thể nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo an toàn phóng xạ; tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia;

cấp phép hoạt động trong lĩnh vực quản lý các nguồn phóng xạ; đảm bảo an toàn phóng xạ khi:

có tác động của các nuclit phóng xạ tự nhiên; sản xuất thực phẩm và khi sử dụng nước uống;

sự cố phóng xạ;

nâng cao theo kế hoạch liều chiếu xạ dân chúng, được huy động khắc phục hậu quả sự cố phóng xạ;

quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và các hiệp hội xã hội trong lĩnh vực đảm bảo an toàn phóng xạ;

quyền tiếp nhận thông tin của công chúng;

quyền được đền bù thiệt hại mạng sống và sức khỏe do chiếu xạ của công chúng; trách nhiệm do không thực hiện các yêu cầu vềđảm bảo an toàn phóng xạ.

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 78 - 79)