KHỐNG CHẾ CÁC SỰ CỐ

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 70 - 72)

Văn bản định mức [5] định nghĩa khái niệm đó như sau: khống chế sự cố - hành động hướng đến ngăn ngừa sự phát triển của các sự cố thiết kế thành các sự cố ngoài thiết kế và làm giảm nhẹ hậu quả của các sự cố ngoài thiết kế.

Như vậy, chúng ta thấy có hai nhiệm vụđược đặt ra:

Kiểm soát diễn biến của sự cố thiết kế (nghĩa là, sự cố, mà nhờ có các hệ thống an toàn dùng trong thiết kế, cần được đưa về các trạng thái an toàn cho trước).

Làm giảm nhẹ các hậu quả của các sự cố thiết kế đã diễn biến ngoài kế hoạch, chuyển thành sự cố ngoài thiết kế

Cần phải thừa nhận rằng, đấy hoàn toàn không phải là cách liệt kê đầy đủ các hành động vốn chịu ảnh hưởng của thuật ngữ “khống chếcác sự cố”. Khái niệm đó cần thêm vào cả

các sự cố vốn hiển nhiên thuộc loại các sự cố ngoài thiết kế (vỡ vỏ lò, các biến cố bên ngoài, hỏng hóc không được tính trước của các hệ thống an toàn,…).

Có hai cách tiếp cận việc kế hoạch hóa các hành động trong trường hợp cần thiết phải

điều khiển các sự cố nặng (ngoài thiết kế): 1) theo các biến cố (đã xảy ra)

2) theo các trạng thái (ở thời điểm hiện tại).

Cách thức ứng với trường hợp thứ nhất không thể bao hàm tất cả các sự phối hợp có thể

có của các biến cố, sự chồng chập của các hỏng hóc hoặc các sai lầm đồng thời hoặc liên tiếp của con người:

sai lầm trong việc xác định trạng thái khởi nguồn cộng với lựa chọn cách thức khống chế không thích hợp;

sử dụng sai cách thức;

chồng chập các tình huống sự cố;

hỏng hoàn toàn một hệ thống an toàn nhiều kênh nào đó.

Ngoài ra, việc gia tăng số lượng các dãy liên tục của các biến cố khẩn cấp đã được nghiên cứu sơ bộ sẽ dẫn đến gia tăng tương ứng số lượng cách thức, kết quả là việc dựđoán tình huống và việc lựa chọn chiến thuật đúng đắn để khống chế sự cố trở nên khó khăn trên thực tế.

Thật vậy, nếu số lượng các dãy sự cố là vô cùng, thì những trạng thái có thể có (cách tiếp cận theo trạng thái) của cụm thiết bị lò phản ứng – các điều kiện điều khiển độ phản ứng, quá trình làm mát và duy trì độ phóng xạ, tương đối dễ dàng thích hợp với việc phân tích.

Để phát triển cách tiếp cận theo trạng thái, đòi hỏi:

lập danh mục đầy đủ tất cả các trạng thái làm mát có thể có của thiết bị hạt nhân sinh hơi với việc xác định các vùng hoạt động ổn định và không bền của chúng;

mô tả các trạng thái đó nhờ các đại lượng vật lý đo đạc được;

xác định các tác động hiệu chỉnh và phục hồi tốt nhất cho từng trạng thái;

dựa trên cơ sở phân tích các kết quả của những giai đoạn trước, tiến hành chia các trạng thái thành các nhóm tùy thuộc vào tác động cần thiết đối với các trạng thái đó;

xác định danh mục các thông số vật lý đo đạc được và phương pháp xử lý và trình bày các số liệu cần thiết để cung cấp cho БЩУ nhằm tiến hành phân tích trạng thái đã cho của cụm thiết bị lò phản ứng và nhằm theo dõi tính hiệu quả của các hoạt động được tiến hành.

Để hiện thực hóa cách tiếp cận theo trạng thái cần phải sử dụng một lượng lớn thông tin cũng như một hệ thống kiểm soát và dự báo mạnh ở Nhà máy điện hạt nhân, cho phép xác định rõ ràng “vị trí” Nhà máy điện hạt nhân trong không gian rất nhiều các trạng thái

Chương 13

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 70 - 72)