Những tiêu chuẩn chung lựa chọn mặt bằng Nhà máy điện hạt nhân

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 42 - 43)

CHỌN MẶT BẰNG Nhà máy điện hạt nhân

8.2.Những tiêu chuẩn chung lựa chọn mặt bằng Nhà máy điện hạt nhân

Nhiệm vụ cơ bản khi chọn mặt bằng cho Nhà máy điện hạt nhân là bảo vệ cư dân và môi trường xung quanh khỏi tác động phóng xạ do phát thải sự cố các chất phóng xạ. Ngoài ra, cần tính đến những phát thải phóng xạ bình thường. Theo quan điểm an toàn bố trí Nhà máy điện hạt nhân, cần xem xét các khía cạnh sau đây:

ảnh hưởng của các biến cố bên ngoài, xảy ra trong vùng bố trí mặt bằng cụ thể (các biến cố có thể là nguồn gốc tự nhiên hoặc do hoạt động của con người);

những đặc tính của mặt bằng và môi trường tự nhiên bao quanh, có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển các phát thải phóng xạ và chiếu xạ cư dân;

mật độ và phân bố cư dân và các đặc tính khác của vùng ngoài, xuất phát từ khả năng sử dụng các biện pháp bảo vệ cư dân và đánh giá sự rủi ro đối với các cá nhân và cư dân nói chung.

Những tiêu chuẩn lựa chọn mặt bằng chủ yếu:

1. Mặt bằng dự kiến cho Nhà máy điện hạt nhân cần được nghiên cứu về tần suất và tính trầm trọng các hậu quả của các hiện tượng tự nhiên và của các biến cố bên ngoài do hoạt

động của con người gây nên, chúng có thể làm ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn của nhà máy .

2. Sau thời gian vận hành Nhà máy điện hạt nhân cần đánh giá diễn biến có thể của các yếu tố tự nhiên và các yếu tố liên quan đến hoạt động của con người và các điều kiện trong vùng, diễn biến này có thể gây ảnh hưởng đến tính an toàn trong suốt thời hạn dự

dân và sự phân bố cư dân) cần được kiểm soát trong suốt thời hạn vận hành Nhà máy

điện hạt nhân. Khi cần thì phải áp dụng các biện pháp đảm bảo duy trì rủi ro tổng (tập thể) ở mức thấp hợp lý.

3. Đối với việc dự kiến bố trí mặt bằng và Nhà máy điện hạt nhân, trong thiết kế cần phải xác định được mọi biến cố bên ngoài. Đối với những biến cố có thể liên quan với mối nguy hiểm phóng xạ trầm trọng, cần phải xem xét, cũng như phải xác định những nguyên lý thiết kế tương ứng với chúng. Không cần tăng quy mô nguy hiểm phóng xạ do các sự

cố và các nguyên nhân nội tại đối với rủi ro phóng xạ có liên quan với các biến cố bên ngoài.

4. Khi phân tích các nguyên lý thiết kế đối với các biến cố bên ngoài cần chú ý đến sự

phối hợp chúng với các điều kiện của môi trường xung quanh (ví dụ, các điều kiện địa chất, khí tượng, thủy văn).

5. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, mặt bằng được cho là không thích hợp nếu không đảm bảo

được các biện pháp bảo vệ dự kiến, tránh các tác động bên ngoài, kể cả trong cơ sở thiết kế.

6. Cần tính đến mối tương tác của các phát thải và xả thải phóng xạ và không phóng xạ, ví dụ, sự kết hợp của nhiệt hoặc các chất hóa học và xả thải phóng xạ lỏng.

7. Đối với mỗi mặt bằng dự kiến cần phải đánh giá những hậu quả tiềm ẩn chiếu xạ cư

dân khi vận hành Nhà máy điện hạt nhân và khi có sự cố, kể cả các điều kiện, khi cần thiết phải tiến hành các biện pháp chống sự cố. Khi đó cần tính đến cả các yếu tố, như

phân bố cư dân, nhu cầu thực phẩm, việc sử dụng đất đai và nguồn nước, cũng như ảnh hưởng của các nguồn phát thải phóng xạ khác trong vùng.

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 42 - 43)