Khoảng cách xa Nhà máy điện hạt nhân

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 28 - 31)

Tính toán rào cản này liên quan đến việc giảm mức độ tác động phóng xạ, tăng khoảng cách kể từ nguồn, điều vốn là điểm đặc thù của các điều kiện và thực tếở Nga và không

được đặc biệt chú ý ở thực tế phương tây. Ý tưởng của rào cản này dựa trên cơ sở khả

năng giảm tác động phóng xạ khi có sự cố trầm trọng và có thể ảnh hưởng đến khoảng cách Nhà máy điện hạt nhân tới các thành phố lớn. Nó cũng đóng vai trò khi xác định vùng bảo vệ vệ sinh và nghiên cứu quy hoạch các biện pháp bảo vệ cư dân trong trường hợp sự cốở Nhà máy điện hạt nhân.

6.2. Nguyên tắc bảo vệ theo chiều sâu

Các rào cản thực thể là những bộ phận kết cấu công trình thực tếđược sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân hiện đại và có thểđược xem như các bộ phận của nguyên tắc bảo vệ theo chiều sâu (ПГЭЗ) hoặc một phần của cách tiếp cận này.

Trong cách tiếp cận hẹp hơn, ПГЭЗ bao gồm một dãy các hoạt động, thiết bị được sử

dụng và các phương pháp, được chia theo cấp độ, sao cho ở từng cấp độ phải:

thứ nhất, đảm bảo được việc cảnh báo xuất hiện các biến cố có thể kéo theo sự cần thiết cấp bảo vệ tiếp sau phải hoạt động;

thứ hai, hạn chếđược những hậu quả, xuất hiện do sai phạm ở cấp bảo vệ trước đó. Hiệu quả của các biện pháp bảo vệ hoặc làm giảm nhẹ chẳng thể dẫn đến suy giảm chức năng cảnh báo sự cố, nó vẫn là mục đích cơ bản của an toàn.

Chúng ta sẽ xem xét ПГЭЗ, được chia thành 5 cấp độ (hình 6.2): Cấp độ ПГЭЗ Nhiệm vụ

I Cảnh báo các sai phạm trong hoạt động của cơ sở và các hỏng hóc của các hệ thống

II Vận hành cơ sở trong các vùng được phép III Điều khiển các sự cố thiết kế

IV Cảnh báo việc chuyển các sự cố thiết kế thành các sự cố nặng hơn

V Hạn chế các hậu quả phóng xạ cho cư dân trong trường hợp có phát thải mạnh

Các mục đích và các phương tiện bảo vệ đối với mỗi cấp độ ПГЭЗ được trình bày trên hình 6.2.

Chương 7

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 28 - 31)